Cây vòi voi là cây thảo mộc có chiều cao 25-40cm. Thân cây cứng, có nhiều lông nhám. Lá cây vòi voi có hình bầu dục, nhăn nheo, phần mép lá có răng cưa. Hoa có màu trắng hoặc màu tím, không có cuống, hoa thường mọc xếp thành 2 hàng dài. Cụm hoa trông khá giống với vòi voi nên được gọi là cây vòi voi. Quả vòi voi gồm 4 hạch nhỏ, trên đỉnh dính vào nhau, khi chín thì tách ra.
Cây vòi voi hay mọc ở đâu?
Ở Việt Nam, cây vòi voi xuất hiện ở hầu hết các tỉnh, trừ những vùng núi cao. Cây vòi voi là cây ưa sáng nên thường mọc ở trên những bãi đất ẩm, nương rẫy, vườn, đất bỏ hoang, …
Bộ phận sử dụng cây
Có thể sử dụng toàn bộ cây vòi voi để làm thuốc bao gồm: thân, lá, rễ cây. Người ta thường thu hái cây vào khoảng thời gian tháng 5 và tháng 10 hàng năm. Sau khi thu hái về, cây sẽ được đem đi rửa sạch, có thể dùng tươi hoặc phơi khô rồi bảo quản dùng dần.
Thành phần hóa học có trong cây vòi voi
Trong cây vòi voi có chứa alcaloid pyrolizidin – đây là chất có khả năng gây ung thư. Bên cạnh đó, người ta cũng tìm thấy thành phần dược chất: indixin và indixin N-oxyd có công dụng ức chế khối u trong cơ thể.
Cây vòi voi có tác dụng gì?
Theo Đông y, cây vòi voi có tính mát, vị đắng, thường được sử dụng để thanh nhiệt, chống viêm, giảm sưng, giảm đau ngoài da. Cây vòi voi được dùng để chữa các bệnh ngoài da, bệnh xương khớp cực kỳ hiệu quả.
Các bài thuốc chữa bệnh từ cây vòi voi:
Chữa viêm phổi, viêm mủ màng phổi
Sử dụng 60g vòi voi tươi, mật ong. Đun sôi cây vòi voi với nước, sau đó pha thêm chút mật ong để uống. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể dùng nước ép từ cây vòi voi với liều lượng 60-120g rồi pha thêm chút mật ong để sử dụng.
Cây vòi voi chữa bệnh khớp
Dùng 500g cây vòi voi tươi, chặt thành những đoạn nhỏ, giã nát rồi cho vào chảo sao nóng với dấm. Bọc thảo dược vào một miếng vải rồi đem đắp lên vùng khớp bị đau. Dùng liên tục trong thời gian 1 năm sẽ thấy bệnh gần như khỏi hẳn.
Ngâm rượu vòi voi chữa bệnh khớp
Dùng cây vòi voi ngâm rượu trong vòng 1 tháng, lấy rượu này đắp lên vùng khớp bị sưng đau, xoa bóp thường xuyên sẽ có hiệu quả rất tốt.
Chữa sưng amidan
Chuẩn bị cây vòi voi tươi, nghiền lá thành dịch rồi dùng nước này súc miệng 4-6 lần/ngày.
Trị phong thấp, nhức mỏi, tê bại, sưng đau các khớp, bán thân bất toại với cây vòi voi
300g vòi voi khô, 150g củ bồ bồ, 20g rễ nhàu rừng, 100g cỏ mực. Đem các nguyên liệu đi tán nguyễn, sau đó vo thành những viên bằng hạt ngô. Mỗi lần sử dụng từ 20-30 viên, dùng 2-3 lần/ngày cho tới khi khỏi hẳn.
Điều trị viêm xoang
5 - 6 nhánh ngũ sắc tươi, 10 nhánh cây vòi voi. Mang đi rửa sạch, giã nguyễn, nhỏ vào mũi xoang. Áp dụng cho tới khi khỏi hẳn bệnh.
Cây vòi voi chữa bệnh á sừng
Cây vòi voi đem giã nhuyễn, sau đó thêm một ít muối rồi đắp lên vết thương, băng lại. Thực hiện đều đặn mỗi ngày.
Chữa vẩy nến bằng cây vòi voi
Dùng cây vòi voi giã nhuyễn, lấy nước cốt xoa lên vùng da bị viêm da cơ địa, vảy nến. Hoặc dùng rượu cây vòi voi thoa lên vùng da bị bệnh sẽ giúp sát khuẩn, làm lành các tổn thương ngoài da do bệnh lý dây ra.
Cần lưu ý những gì khi sử dụng cây vòi voi?
Phụ nữ mang thai và trẻ em không nên dùng cây vòi voi. Người già yếu, tiêu chảy lâu ngày, cơ thể suy nhược nên hạn chế sử dụng.
Đối với người bị bệnh viêm, ngứa nặng thì bài thuốc với cây vòi voi chỉ mang tính chất hỗ trợ, nên kết hợp với các phương pháp điều trị của bác sĩ để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Vì cây vòi voi là thảo dược tự nhiên nên người bệnh cần kiên trì áp dụng trong thời gian dài mới có hiệu quả tốt nhất và hiệu quả của bài thuốc sẽ phụ thuộc vào cơ địa của từng người.
Người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng các bài thuốc trên vì trong thành phần của cây vòi voi có chứa độc tố nên có thể ảnh hưởng tới chức năng gan hoặc gây ra những kích ứng không đáng có.
Trên đây là một số thông tin về cây vòi voi và các bài thuốc chữa bệnh từ cây này. Để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả, người bệnh không nên tự ý gia giảm liều lượng của dược liệu và cần tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi dùng./.