Đặc điểm của cây rau sam
Rau Sam là cây thân mọng nước, trơn nhẵn, có màu hơi tím đỏ hoặc hơi đỏ. Cây thường mọc sát ở trên mặt đất. Lá cây rau Sam mọc xen kẽ hoặc mọc đối có màu xanh. Rễ cây bao gồm rễ cái và nhiều nhánh rễ dạng sợi, từ đó giúp cây chịu hạn rất tốt và sống được ở trên mảnh đất nghèo dinh dưỡng. Hoa rau Sam có 5 cánh, thường màu vàng. Hoa sẽ nở sớm hoặc muộn tùy thuộc vào thời tiết mưa nhiều hay ít nhưng cây thường ra hoa vào khoảng cuối mùa xuân tới giữa mùa thu.
Phân bố, thu hái và chế biến cây rau Sam như thế nào?
Vào tháng 5 cho đến tháng 7, người ta sẽ thu hái cả cây rau Sam về làm thuốc. Phần rễ được cắt bỏ, rửa sạch, có thể dùng tươi hoặc phơi khô dùng dần.
Thành phần dinh dưỡng có trong rau sam
Rau Sam có chứa EPA omega-3 chuỗi dài cùng với các axít béo omega-3 nhiều hơn các loại rau ăn lá khác. Đây cũng là loại rau chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất nhất hiện nay. Đặc biệt, rau Sam còn có chứa 2 hợp chất chống oxy hóa: chất betacyanin màu đỏ và chất betaxanthin màu vàng.
Công dụng của cây rau sam
Theo y học cổ truyền, cây rau Sam có vị chua, tính lạnh, hầu như không có độc tính, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, nhuận trường lợi tiểu, hoạt huyết tiêu viêm, thường được dùng trong các chứng viêm nhiễm, lở ngứa, kiết lỵ.
Các bài thuốc chữa bệnh từ cây rau Sam
Chữa lỵ cho trẻ em: rau Sam tươi 250g (hoặc sử dụng 50g khô), nước 600ml, sắc cho tới khi còn 100ml. Dùng nước này trong ngày.
Bài thuốc chữa tiểu buốt, tiểu ra máu: rau Sam 100g rửa sạch với nước muối rồi để ráo, giã nát, thêm nước sôi để nguội vào, vắt lấy 100ml, thêm ít đường trắng khuấy đều. Uống nước, ngày làm 3 lần. Dùng rất tốt cho người bị viêm đường tiết niệu, mụn nhọt…
Chữa xích bạch đới: Rau Sam 100g, lòng trắng trứng gà 2 quả. Mang rau sam giã nát vắt lấy nước, rồi cho thêm lòng trắng trứng vào; hấp chín. Nên ăn trong ngày và áp dụng liên tục 3-5 ngày để có hiệu quả tốt nhất.
Bài thuốc chữa sốt phát ban gây nổi mẩn trên da: Dùng rau Sam tươi rửa sạch, vắt lấy nước cốt và uống trực tiếp. Còn phần bã thì xoa trực tiếp lên người, đặc biệt là vùng cổ, nách, bẹn.
Chữa bệnh chốc đầu ở trẻ em: giã nát rau Sam tươi, sau đó thêm chút nước mang đi sắc, cô đặc lại. Nước này bôi trực tiếp lên da hoặc đốt ra than, hòa với mỡ lợn, bôi vào.
Bài thuốc chữa đau nhức răng: Rau Sam tươi rửa sạch, giã nát. Dùng nước cốt này ngậm, súc miệng. Nên áp dụng nhiều lần trong ngày để có hiệu quả tốt nhất.
Bài thuốc chữa ngứa âm đạo: Dùng cây rau Sam khô hoặc tươi, sắc nước và ngâm rửa âm đạo.
Bài thuốc từ cây rau sam hỗ trợ trị ung thư thực quản: Rau Sam tươi 30g, 1 ít mật ong và bột đậu nành. Đem nấu rau Sam cho nhừ rồi sau đó cho bột đậu nành vào nấu cháo. Cuối cùng cho thêm 1 ít mật ong, ăn hàng ngày trong nhiều tháng.
Bài thuốc hỗ trợ điều trị ung thư trực tràng: Hoa mào gà 30g và mã xỉ hiện 10g. Mang tất cả nguyên liệu đi sắc uống, ngày dùng 1 thang.
Bài thuốc chữa ho ra máu: 1 lượng rau Sam tươi nấu canh, luộc hoặc xào ăn hàng ngày cho tới khi khỏi hẳn.
Dùng cây rau sam chữa bệnh cần lưu ý
Không sử dụng cây rau Sam cho phụ nữ mang thai vì cây này có tính hàn và có tác dụng hoạt huyết rất mạnh; Người bị tiêu chảy, tỳ vị hư nên thận trọng khi sử dụng; Người bị ho do lao cần kết hợp sử dụng với thuốc kháng sinh và kèm theo phác đồ điều trị của bác sĩ.
Cây rau Sam là vị thuốc quý của người Việt Nam. Tuy nhiên khi sử dụng dược liệu này cần chú ý tới liều lượng, không nên lạm dụng vì có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan về cây rau sam và các bài thuốc chữa bệnh cực kỳ đơn giản từ cây này./.