Cây Cần Tây: Đẹp Dáng, Sáng Da, Chữa được nhiều bệnh

Cây Cần tây là loại rau rất được ưa chuộng trong các bữa ăn hàng ngày của gia đình người Việt. Cây có mùi thơm đặc trưng với công dụng thanh lọc máu, bồi bổ hệ thần kinh, khoáng chất cho cơ thể. Không chỉ được sử dụng để trị mụn nhọt, đẹp dáng, sáng da mà cần tây còn được dùng như vị thuốc chữa mỡ máu cao, huyết áp cao cực kỳ hiệu quả.
cay-can-tay-2-700x430-1637846745.jpg
Tên gọi khác. Rau Cần tây. Tên khoa học: Apium graveolens L. Họ: Hoa tán - Apiaceae

Đặc điểm của cây Cần tây

Cây Cần tây có thân mọc thẳng đứng, chiều cao tối đa có thể lên tới 1,5m. Thân cây có chứa nhiều rãnh dọc, cành mọc thẳng đứng. Lá Cần tây hình mắt chim, mép lá lượn tai bèo. Lá được xẻ thành 3 mảnh. Hoa cần tây màu trắng nhạt hoặc có màu xanh lục nhạt. Hoa đầu cành có tán dài hơn các tán còn lại. Quả có hình trứng, hình cầu, xung quanh có các vạch lồi chạy dọc thân quả. Hiện tại, cây Cần tây được trồng nhiều ở nước ta tại các vùng thung lũng, đầm lầy như Quãng Ngãi, Bình Định,…

Bộ phận dùng rau Cần tây

Rễ, củ, quả cây Cần tây đều được sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Đặc biệt chúng còn được chưng cất thành tinh dầu và làm gia vị.

Thu hái và sơ chế cây Cần tây như thế nào?

Cây Cần tây được thu hoạch quanh năm, được dùng để ăn sống, ép nước uống hoặc chế biến kèm với các món ăn khác.

Cây Cần tây có tác dụng gì?

Cần tây có chứa hàm lượng lớn canxi, sắt, phospho, giàu Protid giúp làm tăng cảm giác thèm ăn, tăng tuần hoàn máu và bổ trí não. Cây Cần tây có vị ngọt, tính mát nên thường được sử dụng để thanh nhiệt, lợi tiểu, trị lao hạch… Giúp tiêu diệt các loại vi khuẩn biến đổi gây sâu răng; Giúp làm giảm hàm lượng colesteron ngăn ngừa các bệnh tim mạch, giúp làm tăng cường hệ thống miễn dịch, hạ huyết áp, điều trị thiếu máu.

Ngoài ra, rau Cần tây còn chủ trị:

Điều trị suy nhược cơ thể, chữa suy thượng thận, tiêu hóa kém; Cân bằng trạng thái thần kinh dễ bị kích thích, thiếu khoáng chất; Điều trị thấp khớp, gút, ho lao; Điều trị viêm đường tiết niệu, các bệnh về phổi, suy giảm chức năng gan, vàng da, thừa cân, béo phì…

Cây Cần tây chữa bệnh gì? Các bài thuốc chữa bệnh từ cây Cần tây

Cây Cần tây chữa cao huyết áp

Dùng 50 g cây Cần tây sử dụng cả phần cả thân và lá sắc với 3 bát nước con với lửa nhỏ. Cho tới khi cạn còn 1 chén là dùng được. Sử dụng nước này chia thành 3 lần, uống trong ngày. Nước sắc Cần tây có công dụng tăng tuần hoàn máu, bổ não, giúp tăng sự co giãn của mạch máu từ đó điều hòa và ngăn ngừa nguy cơ tăng huyết áp.

Cây Cần tây uống giảm cân, đẹp dáng

Sử dụng nước ép cây cần tây trước khi ăn sáng hàng ngày sẽ giúp làm đẹp da, thanh lọc cơ thể qua đường bài tiết. Tuy nhiên, bạn có thể kết hợp với các loại táo, chanh, dứa để làm giảm vị hăng của Cần tây. Áp dụng liên tục 1-2 tuần để có hiệu quả tốt nhất.

Chữa mỡ trong máu cao

Sử dụng liều lượng bằng nhau: Cần tây và táo đen, mang đi sắc nước uống hàng ngày thay nước lọc. Áp dụng 30-45 ngày liên tục để mỡ máu giảm rõ rệt.

Trị bệnh đi tiểu nước đục

Dùng rễ Cần tây cắt sát phần gốc, đường kính 2cm. Sau đó mang đi rửa sạch, đun nhỏ lửa cùng với 500ml nước sạch. Đun cho tới khi cạn còn 200ml thì dùng được. Uống vào lúc đói buổi sáng và buổi tối. Dùng liên tục 3-7 ngày sẽ thấy nước tiểu trong trở lại.

Cây Cần tây trị bệnh gout, nhiễm trùng máu, phong thấp

Người bệnh bổ sung Cần tây trong bữa ăn hàng ngày bằng cách nấu ăn hoặc dùng nước ép. Chất kiềm có trong Cần tây sẽ giúp trung hòa lượng axit trong máu, từ đó hỗ trợ điều trị bệnh gút, nhiễm trùng máu và phong thấp hay ra mồ hôi chân tay.

Chữa bệnh suyễn, lao phổi

Sử dụng hạt cây Cần tây sắc với nước uống để chữa bệnh lao phổi, suyễn, viêm phế quản, viêm màng phổi…

Chữa mất ngủ với cây Cần tây

Trước bữa cơm tối, người bệnh có thể ăn các món ăn có chứa cần tây hoặc uống 1 cốc nước ép cần tây tươi để hỗ trợ ngủ ngon hơn. Vì trong cần tây có chứa chất kiềm làm giảm căng thẳng và dịu dây thần kinh.

Cây Cần tây chữa bệnh sỏi thận

Thường xuyên sử dụng Cân tây có thể ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị sỏi thận.

Cần lưu ý những gì khi sử dụng cây Cần tây

Cần tây xung khắc với dưa chuột nên người bệnh không sử dụng chúng chung với nhau; Cần tây không nấu chung với hải sản như: nghêu, sò lông, hàu vì chúng có tính hàn sẽ khiến cơ thể bị lạnh, thiếu dương khí; Thịt thỏ dùng kèm Cần tây có thể gây rụng tóc.

Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã “bỏ túi” cho mình được những kiến thức cần thiết về cây Cần tây. Để sử dụng rau cần tây hiệu quả nhất, bạn nên áp dụng đúng - đủ - đều liều lượng cũng như đảm bảo nguồn gốc cây Cần tây sạch, tránh ngộ độc không đáng có./.