Cây Bạc Hà và Công Dụng

Cây Bạc hà có chứa rất nhiều hoạt chất tốt cho sức khỏe. Đây cũng là cây thuốc quý được sử dụng để chữa các chứng bệnh như cảm cúm, khó tiêu, hội chứng ruột kích thích… Sau đây là công dụng và bài thuốc ít ai biết về cây này.
cay-bac-ha-700x430-1641195988.jpg
Cây bạc hà tên khoa học là: Mentha arvensis, họ hoa môi Lamiaceae; Tên tiếng anh là: Mint.

Cây Bạc hà thân mềm, hình vuông, thân ngầm mang rễ mọc lan ra xung quanh. Còn thân đứng thì chứa lá, có chiều cao 30-40cm, màu xanh lục hoặc tím tía. Lá cây bạc hà mọc đối hình bầu dục hoặc hình trứng. Cuống lá khá ngắn, mép lá có răng cưa đều. Hoa nhỏ màu trắng, hồng hoặc tím hồng; mọc ở kẽ lá thành nhiều vòng hoa. Đài hoa hình chuông có 5 răng đều nhau. Phiến tràng chia thành 4 phần bằng nhau, có 1 vòng lông ở phía trong. Quả bế có 4 hạt. Mùa hoa quả vào tháng 7 - 10.

Theo như nghiên cứu, lá bạc hà có chứa nhiều thành phần tinh dầu, chủ yếu là menthon và menthol. Cùng với các hoạt chất khác quyện vào nhau tạo ra mùi hương khá đặc trưng. Tùy từng loại bạc hà mà mùi hương sẽ khác nhau. Có loại mùi hương cay hồng, có loại mùi dịu nhẹ.

Phân loại cây bạc hà

Bạc hà có nhiều loài khác nhau, bao gồm:

Bạc hà Mentha-piperrita1 có chứa nhiều tinh dầu và tên thương phẩm là peppermint oil.

Pennyroyal-Mint12 mùi khá hăng, chứa hàm lượng tinh dầu cao, tên thương phẩm là pennyroyal oil.

Bạc hà Ginger-mint7 được lai tạo giữa hai loài Á Mentha arvensis và Mentha spicata.

Apple mint (Mentha suaveolens) có mùi táo.

Chocolate mint (mentha x piperita) có mùi thơm dễ chịu như mùi kẹo Sing gum Double mint.

Catmint (bạc hà mèo) có mùi nhẹ nhàng, được dùng trong chế biến món ăn.

Mentha longifolia có hương thơm tinh tế, dùng làm thảo dược, chế biến gia vị.

Công dụng của cây rau Bạc hà

Giảm cân, làm đẹp:

Lấy lá Bạc hà, mang đi rửa sạch, để ráo nước. Sau đó giã nát và đắp lên vùng da bị mụn, sẹo thâm do mụn. Áp dụng liên tục cho đến khi mờ thâm sẹo và da láng mịn thì thôi. Hoặc Sử dụng lá Bạc hà giã nát hoặc xay nhuyễn, trộn thêm mật ong rồi thao lên da giúp se khít lỗ chân lông, làm sạch da.

Chữa đau đầu: Vò nát 1-2 lá Bạc hà thoa lên trán, mũi giúp giảm cơn buồn nôn hoặc đau đầu trong tích tắc.

Giúp thông mũi, họng: Hương bạc hà có tác dụng làm thông mũi, cổ họng và phổi. Lá bạc hà còn chứa thành phần kháng khuẩn, kháng viêm nên chỉ cần để 1-2 lá bạc hà vào tách nước ấm và uống hoặc ngửi sẽ giúp thông mũi họng rất tốt.

Trị mắt toét: Bạc hà và gừng mang đi ngâm qua 1 đêm. Sau đó sấy khô, tán thành bột. Mỗi lần sử dụng 4g, hòa với nước đun sôi để rửa mắt.

Trị chảy máu cam không cầm được: Bạc hà tươi, vắt lấy nước cốt, hoặc có thể sử dụng Bạc hà khô, lấy nước chưng lên, thấm vào vải (bông), nhét vào mũi.

Trị ong đốt: Bạc hà giã, đắp lên chỗ tổn thương.

Trị tai đau: Bạc hà tươi, ép lấy nước cốt rồi nhỏ vào tai.

Bài thuốc trị sốt cao, miệng khát, bứt rứt, đêm nằm không yên: 40g Thạch cao (sống), Bạc hà diệp 20g, Tán bột, mỗi lần uống 2-4g với nước nóng. Mỗi ngày uống làm 3 lần.

Trị đầu đau, mắt đỏ, họng sưng đau do phong nhiệt: Bạc hà 4g, Kinh giới 12g, Phòng phong 8g, Cát cánh 8g, Cương tằm 12g, Cam thảo 8g, sắc uống.

Trị ngứa ngoài da: Bạc hà 30g, Thuyền thoái 30g. Tán thành bột mịn, mồi lần dùng 4g, uống với nước và rượu.

Ngăn ngừa ung thư: Chất chống oxy hóa và vitamin C có trong bạc hà giúp chống lại gốc tự do gây ung thư. Chỉ cần bổ sung lá Bạc hà vào các bữa ăn hàng ngày sẽ ngăn ngừa ung thư hiệu quả.

Xua đuổi côn trùng, khử mùi hôi trong nhà: Dùng vài giọt tinh dầu Bạc hà vào máy xông hơi. Hương thơm dịu nhẹ của cây bạc hà sẽ giúp xua đuổi côn trùng và mang lại cảm giác thư thái, thoải mái cho căn phòng.

Trị dị ứng, côn trùng cắn: Lấy lá Bạc hà tươi rửa sạch, giã nát đắp lên vùng da bị dị ứng, côn trùng cắn sẽ giúp làm dịu ngay tức thì.

Chữa hôi miệng: Lấy vài lá Bạc hà nhai trực tiếp hoặc uống trà Bạc hà sau ăn để có hơi thở thơm tho.

Những lưu ý khi sử dụng Bạc hà:

Tuy Bạc hà rất tốt cho cơ thể nhưng chỉ nên sử dụng tối đa 0,4 ml/ngày vì nếu sử dụng quá nhiều sẽ gây ra tình trạng phát ban, nhức đầu, chóng mặt. Một số trường hợp còn bị co giật. Bạc hà vì có thể gây ra các vấn đề về hô hấp. Người bị dị ứng Bạc hà có thể bị nổi mụn nước trong miệng và lỗ mũi; Người mắc bệnh tim không được dùng bạc hà do có thể gây chậm nhịp tim; Phụ nữ mang thai và cho con bú cũng không nên sử dụng tinh dầu Bạc hà.

Trên đây là những thông tin hữu ích về cây bạc hà mà không phải ai cũng biết để áp dụng. Sau khi đọc xong bài viết này, bạn hãy lưu lại để áp dụng trong cuộc sống hàng ngày./.