Cây nhũ hương là loại cây nhỏ, có chiều cao 4-5m. Vỏ cây trơn sáng màu nâu nhạt, ở những cành to thường có tấm vẩy bong ra. Lá cây mọc xen kẽ, lá kép có lông. Cuống lá có lông trắng, chiều dài 15-25cm, mọc đối. Hoa nhỏ mọc theo từng cụm hình trứng, có chiều dài gấp 2 lần đài hoa. Đài hoa dạng chén.
Phân bố, thu hái và bào chế: Mọc ở các vùng ven Địa trung hải. Một cây hằng năm có thể thu hoạch được từ 3-4kg. Nhũ hương chính là nhựa được lấy từ cây mastic (cây Nhũ hương). Người ta thường rạch một đoạn vỏ cây để nhựa chảy ra, khô cứng lại và thu hoạch phần nhựa này để chữa bệnh.
Cách dùng Nhũ hương: Cho một ít rượu vào nhũ hương rồi nghiền nát, phi qua nước, sau đó mang đi phơi khô, hoặc nghiền tán với bột nếp (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải). Thành phần hóa học: Nhựa cây Nhũ hương có chứa tinh dầu, Free Anpha, Olibanoresene 33%, Bê ta- Boswellic acid 33%. Bộ phận dùng: Nhựa cây Nhũ hương.
Cách phân biệt Nhũ hương thật giả
Đặc điểm của Nhũ Hương thật: màu trắng đục hơi mờ, bên trong sáng bóng, khi cắn vào có cảm giác bị dính răng, mùi nhũ hương rất thơm, khi đốt sẽ tỏa khói mùi hương thơm và có tàn màu đen.
Nhũ hương có tác dụng gì?
Theo kết quả của nghiên cứu y học hiện đại, người ta dùng nhũ hương với công dụng chính là giảm đau và điều trị một số loại bệnh lý như: bệnh viêm khớp, hen suyễn, ung thư, viêm loét đại tràng, đau họng, đau bụng kinh, tăng lưu lượng nước tiểu.
Theo y học cổ truyền, nhũ hương có vị cay, đắng, tính ấm và mùi thơm, quy kinh tâm, can, tỳ. Nhũ hương có tác dụng hoạt huyết, tiêu sưng, chỉ thống rất hiệu quả nên được dùng trong điều trị khí huyết ngưng trệ, đau bụng kinh, mề đay do phong hàn,… Ngày dùng 3-6g. Không dùng cho phụ nữ có thai, hoặc người có mụn nhọt đã vỡ.
Công dụng của nhũ hương đối với sức khỏe
Sau đây là các bài thuốc chữa bệnh từ nhũ hương đã được dân gian chứng nhận công dụng:
Trị chứng kinh bế - đau kinh: Nhũ hương + Đương qui, Đào nhân, Hồng hoa. Sắc uống hàng ngay.
Trị đau vùng thượng vị: Nhũ hương phối hợp cùng thuốc hành khí như Xuyên luyện tử, Trần bì, Mộc hương sắc uống hàng ngày.
Trị chấn thương ngoại khoa gây sưng đau: 5g mỗi vị: Nhũ hương, Một dược, Xuyên khung, 10g mỗi vị: Bạch chỉ, Đơn bì, Xích thược, Sinh địa, Cam thảo 3g, tán bột mỗi lần uống 3 - 4g. Mỗi ngày uống 2 lần cùng với rượu hoặc nước tiểu trẻ em chưng lên.
Bài thuốc trị chấn thương vùng lưng, đau nhiều: Lấy liều lượng bằng nhau các vị: Bạch chỉ, Cam thảo, Đơn bì, Bạch truật, Đương quy, Nhũ hương, Sinh địa, Một dược, Xích thược, Xuyên khung. Mang tất cả các vị trên tán thành bột, ngày uống 24g.
Sau hậu sản đau xương khớp, da thịt nóng: Nhũ hương 4g + Qua lâu 40g, hai vị này mang đi nghiền nát. Mỗi lần dùng 8g, uống cùng với rượu ấm.
Trị té ngã, tổn thương gân bụng: Nhũ hương 40g, Độc khoa lật tử 40g, Hùng hắc đậu 40g, Một dược 40g, Đương quy 40g, Tang bạch bì 40g, Phá cố chỉ (sao) 80g, Thủy điệt 20g, Tán bột. Mỗi lần cần sử dụng 20g, thêm ít Xạ hương, uống với giấm gạo.
Hoặc bài thuốc: Nhũ hương, Chu sa, mỗi loại đều 5g, cùng với Huyết kiệt, Hồng hoa đều 6g, Xạ hương 2g, Băng phiến 3g, Nhĩ trà 10g, tán mịn trộn đều thành thuốc tán. Mỗi lần uống khoảng 0,2g với rượu.
Trị ung nhọt sưng đau: Nhũ hương 5g, 10g mỗi vị: Thiên hoa phấn, Hoàng kỳ, Ngưu bàng tử, Đại hoàng, Mẫu lệ, Cam thảo 3g, Kim ngân hoa 15g, sắc nước uống hàng ngày.
Trị viêm gan, vùng gan đau: Lấy liều lượng bằng nhau các vị: Nhũ hương, Miết giáp, Ngũ linh chi, Một dược, sắc đặc rồi tẩm gạc đắp lên vùng đau lúc còn ấm.
Nhũ hương trị các khớp sưng đau: Đào nhân 8g, Độc hoạt. 4g, Đan bì. 8g, Đương quy… 8g, Khương hoạt 4g, Kinh giới 8g Phòng phong… 8g, Hồng hoa 8g, Trần bì… 8g, Tục đoạn 8g, Xích thược… 8g, Xuyên khung…8g, Sắc các vị thuốc trên uống.
Trị lao hạch: Nhũ hương 2g, băng phiến 2g, hồng hoa 2g, một dược 2g, bạch chỉ 2g, xạ hương 0,4g, tam thất 2g, hải mã 1 cặp. Tất cả vị thuốc mang đi làm thành cao và đắp trực tiếp lên vùng hạch. Dùng hiệu quả nhất khi bệnh mới tái phát.
Dùng nhũ hương có tác dụng phụ nào không?
Để có hiệu quả tốt nhất và an toàn với sức khỏe, người bệnh nên dùng nhũ hương (dạng uống) dưới 6 tháng.
Bài thuốc từ Nhũ hương dùng để bôi ngoài da được cho là an toàn nhất khi dùng không quá 30 ngày. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp bị đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy hoặc nặng hơn dị ứng phát ban, khó thở, mặt sưng… khi bôi nhũ hương ngoài da.
Nhũ hương là vị thuốc an toàn và hiệu quả nhưng lại xuất hiện rất nhiều hàng giả, hàng nhái nên người bệnh cần cẩn trọng trong quá trình lựa chọn nhũ hương. Ngoài ra người bệnh cũng nên chú ý về các tác dụng phụ khi dùng nhũ hương, để đảm bảo nhất người bệnh nên dùng 1 lượng nhỏ bôi lên da xem phản ứng rồi mới dùng với liều lượng đúng trong bài thuốc./.