Các bài thuốc từ cây Sói rừng

Trong dân gian, cây Sói rừng được mang đi ngâm rượu để chữa các bệnh xương khớp như thoái hóa khớp, viêm khớp, viêm nhiễm. Vậy cách dùng cây Sói rừng như thế nào?

cay-soi-rung4-700x430-1647826615.jpg

Sói rừng còn được gọi với cái tên: sói nhẵn, cửu tiết trà, tiếp cốt mộc, cửu tiết phong, thảo san hô, cửu tiết lan, sơn hồ tiêu,… Tên khoa học: Sarcandra glabra (Thunb) Nakai. Họ Hoa sói (Chloranthaceae)

Cây Sói rừng có chiều cao khoảng 1-2 mét, các đốt thân phồng to, nhánh tròn, mọc đối. Lá cây Sói rừng có phiến dài xoan bầy dục, chiều dài 7-18cm và chiều rộng 2-7cm, mép có răng nhọn.  Hoa nhỏ, màu trắng, không cuống. Quả Sói rừng nhỏ, khi chín có màu đỏ gạch, mọng. Mùa hoa vào tháng 6 – 7, mùa quả tháng 8 - 9.

Tại Việt Nam, cây Sói rừng mọc nhiều nhất ở Lạng Sơn, Hòa Bình, Thái Nguyên, Lâm Đồng… trên các vùng đất ven rừng, ven đồi ẩm ướt. Người dân thường thu hái toàn cây Sói rừng vào mùa hạ thu, có thể sử dụng tươi hoặc khô đều được. Rễ cây được thu hái quanh năm, mang đi rửa sạch, cắt đoạn và phơi khô.

Thành phần hóa học của cây Sói rừng: Theo nghiên cứu, trong cây Sói rừng có chứa nhiều tin dầu và các hoạt chất như flavonoit, axit fumaric, coumarin, axit succinic… Bên cạnh đó còn có chất sesquiterpen được biết tới với công dụng bảo vệ gan, giải nhiệt, tiêu độc và giúp tăng cường sản xuất tiểu cầu để làm tăng tuần hoàn máu và chống viêm hiệu quả.

Toàn bộ cây Sói Rừng đều được dùng làm thuốc chữa bệnh. Người ta thu hái toàn cây vào mùa hạ, dùng tươi hoặc có thể phơi khô trong râm. Rễ Sói rừng thu hái về  rửa sạch, cắt đoạn phơi trong râm. Lá cây Sói rừng chính là bộ phận có tính kháng khuẩn mạnh nhất. Rễ và cành cây tươi có công dụng mạnh hơn rễ, cành cây đã sấy khô.

Theo Đông y, cây Sói rừng có vị đắng, tính ấm, hơi có độc, dùng để kháng khuẩn, tiêu viêm, hoạt huyết, trừ phong thấp. Dân gian thường dùng cây Sói rừng để chữa cá bệnh viêm phổi, viêm phế quản, viêm dạ dày ruột cấp tính, đau nhức xương khớp, gãy xương. Ngâm rượu cây Sói rừng uống để chữa tức ngực, đau nhức xương khớp; còn sắc toàn cây Sói rừng trị cảm mạo, kinh nguyệt không đều và viêm phổi. Lá Sói rừng trị ho, giã đắp chữa rắn cắn.

Cách chữa bệnh từ cây Sói rừng và các bài thuốc chữa bệnh trong dân gian

Cây Sói rừng phòng cảm mạo: 10 – 15g sói rừng, mùa đông thêm tía tô 6g còn mùa hè thêm kim ngân hoa 6g, sau đó sắc nước uống thay trà trong ngày cho đến khi cơn sốt giảm dần.

Chữa các chứng viêm nhiễm từ cây Sói rừng: 30 - 40g cành lá Sói rừng tươi, sắc lấy nước uống hàng ngày, chia 3 lần uống. Liều dùng: uống liên tục 2 - 3 ngày hoặc có thể kéo dài ngày hơn.

Cây Sói rừng chữa đau lưng: 10 - 15g cây Sói rừng mang đi sắc với nửa rượu nửa nước. Dùng nước sắc chia ra uống trong ngày. Người đau lưng dùng liên tục 1-3 tháng sẽ có hiệu quả rõ rệt, cần kết hợp với các bài tập giúp giãn cột sống lưng cổ.

Chữa viêm đa khớp dạng thấp, viêm khớp: Dùng cây Sói rừng tươi, giã nát, sau đó sao rượu, đắp; hoặc có thể dùng 15-30g rễ Sói rừng sắc với nước hoặc ngâm rượu uống. Người viêm khớp gây đau khớp gối, khớp tay, cứng khớp vào buổi sáng, đứng lên ngồi xuống khó khăn nên dùng 2 tháng liên tục để có tác dụng rõ rệt - giảm đau, chống viêm.

Chữa vết thương ngoài da chảy máu: Dùng cây tươi, giã nát, đắp trực tiếp lên vùng bị thương; hoặc dùng 15-30g rễ, ngâm rượu uống.

Chữa vết thương loét, không liền miệng: Lấy cành lá Sói rừng, nấu với nước rồi rửa vết thương lở loét, ngày rửa 1-2 lần cho tới khi vết thương liền miệng thì thôi.

Chữa trị bỏng: Lá Sói từng đã phơi khô, mang đi tán mịn, trộn cùng 2 phần dầu hạt sở hoặc dầu vừng; hàng ngày bôi vào chỗ bị bỏng.

Bài thuốc từ cây Sói rừng chữa ung thư: Dùng 30 - 50g cây Sói rừng đã phơi khô sắc với 1 lít nước. Dùng nước sắc uống sau bữa ăn từ 15 - 20 phút.

Lưu ý: Cây Sói rừng không dùng cho phụ nữ mang thai. Đặc biệt chú ý liều lượng trong quá trình sử dụng Sói rừng để đảm bảo không có tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe. Người đang điều trị các bệnh khác nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Cây Sói rừng là dược liệu quý và chữa được nhiều bệnh mãn tính, đặc biệt là bệnh phong tê thấp, đau nhức xương khớp. Các bài thuốc từ cây Sói rừng khá dễ kiếm, dễ làm và hiệu quả cao do vậy người bệnh có thể tham khảo và chữa bệnh với các loại thuốc từ cây Sói rừng./.

Thái Hà TH