Theo đó, kế hoạch tập trung vào 5 nội dung chính là tổ chức xây dựng lực lượng, kế hoạch, phương án PCCCR củng cố, kiện toàn Ban Chỉ huy PCCCR các cấp, xây dựng kế hoạch triển khai công tác PCCCR mùa khô 2023-2024, thực hiện kế hoạch kiểm tra và tổ chức kiểm tra công tác PCCCR mùa khô 2023-2024 theo quy định, tổ chức rà soát, sửa đổi, bổ sung phương án PCCCR cấp huyện và đôn đốc, hướng dẫn chủ rừng là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn, bản xây dựng, sửa đổi, bổ sung phương án PCCCR theo quy định.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến các chủ trương của Đảng, pháp luật của nhà nước về công tác PCCCR.
Thường xuyên dự báo và thông tin cảnh báo cấp dự báo cháy rừng xuống các địa phương, đơn vị, chủ rừng và nhân dân được biết để chủ động PCCCR, sẵn sàng lực lượng, phương tiện, thiết bị, hậu cần cần thiết để chữa cháy rừng theo phương châm “4 tại chỗ”.
Thường xuyên tuần tra, canh gác và trực bảo vệ rừng và PCCCR tại các chòi canh lửa, các chốt, trạm bảo vệ rừng, kịp thời phát hiện điểm cháy và huy động lực lượng, phương tiện dập tắt kịp thời khi có cháy rừng xảy ra, không để cháy lan ra diện rộng.
Tổ chức thực hiện tốt, hiệu quả công tác phối hợp bảo vệ rừng và PCCCR được quy định tại Nghị định số 02/2020/NĐ-CP ngày 30/6/2020 của Chính phủ quy định về hoạt động phối hợp của Dân quân tự vệ. Đồng thời tổ chức thực hiện tốt Phương án huy động lực lượng, phương tiện hỗ trợ chữa cháy rừng khi xảy ra cháy lớn trên địa bàn tỉnh; phương án PCCCR của các huyện, thành phố.
Để thực hiện tốt kế hoạch, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các cấp, các ngành tập trung chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ các biện pháp PCCCR. UBND các huyện phối hợp chặt chẽ với các ngành, cơ quan chức năng để thực hiện nghiêm túc văn bản chỉ đạo của cấp trên. Xác định PCCCR là nhiệm vụ trọng tâm của địa phương, tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện nghiêm túc.
Chủ tịch UBND tỉnh giao Ban Chỉ huy PCCCR tỉnh nhiệm vụ rà soát, kiện toàn Ban Chỉ huy PCCCR tỉnh; sửa đổi, bổ sung quy chế hoạt động, giao nhiệm vụ cho các thành viên Ban Chỉ huy; thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành (Kiểm Lâm, Quân Đội, Công an) để kiểm tra, đôn đốc các địa phương, đơn vị, chủ rừng chấp hành các quy định của pháp luật về PCCCR.
Sở Nông nghiệp và PTNT tiếp tục chỉ đạo tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các nội dung chỉ thị, nghị định, thông tư, quyết định của Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Chủ động dự báo và thông tin cảnh báo dự báo cháy rừng tới các địa phương, chủ rừng và nhân dân. Tăng cường tuần tra, kiểm tra các khu vực trọng điểm về cháy rừng trên địa bàn tỉnh và đề xuất các biện pháp ứng phó có hiệu quả.
Công an tỉnh và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh sẵn sàng huy động các lực lượng, phương tiện để sẵn sàng ứng cứu kịp thời các tình huống cháy rừng xảy ra. Giao Công an tỉnh tổ chức các lớp huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ thuật PCCCR cho lực lượng chuyên trách và dân phòng.
UBND các huyện, thành phố tăng cường tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ rừng và PCCCR; giáo dục pháp luật, kiến thức về bảo vệ rừng và PCCCR và xây dựng phong trào toàn dân tham gia hoạt động bảo vệ rừng và PCCCR. Chỉ đạo UBND cấp xã, các đơn vị chủ rừng trên địa bàn bố trí lực lượng, phương tiện phục vụ cho công tác PCCCR theo phương châm “4 tại chỗ”. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các xã trọng điểm về cháy rừng trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về PCCCR trên địa bàn quản lý.
Chủ rừng có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc trách nhiệm của chủ rừng về công tác bảo vệ rừng và PCCCR theo quy định tại Luật Lâm nghiệp, Nghị định số 156/2018/NĐ-CP và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.