Quảng cáo #128

8X làm kinh tế bất ngờ tay ngang sang nghề viết văn

“Người viết văn có thể được “thổi” lên và nổi tiếng ngay, nhưng làm kinh tế thì không. Tất nhiên, thổi lên quá giá trị thì cũng bị trả lại đúng giá trị thực, cũng như PR sản phẩm quá giá trị thì sẽ bị trả giá, có khi sạt nghiệp. Làm kinh tế giỏi một cách chân chính và viết văn hay thực chất đều khó như nhau”.
2c72c375-7b1d-456b-a3ca-bbb6fce64fa9-1712589718.jpeg
 

Trên đây là bộc bạch của nhà văn trẻ, một hiện tượng văn đàn Việt trong cuộc trò chuyện với PV Doanh nghiệp Kinh tế xanh.

Thưa nhà văn trẻ Thương Hà! Bạn đang là chủ doanh nghiệp cơ duyên nào bỗng dưng đưa chị tới nghề viết văn?

Nhà văn Thương Hà: Đúng nghĩa nhất thì tôi là nhà đầu tư kinh tế chứ không phải chủ doanh nghiệp. Và không bỗng dưng viết văn đâu!

Tôi yêu văn chương từ nhỏ, biết ghi nhật ký từ lúc lớp 6. Tôi đã từng được giải thưởng học sinh giỏi môn văn phổ thông trung học trong các kì thi và từng viết báo in ở Hoa học trò, viết truyện ngắn từ thời sinh viên, viết tiểu thuyết khi đã đi làm. Viết nhiều, chỉ có điều viết xong và cứ để từng file trong latop không gửi đi đâu in.

Chỉ đến khi tình cờ biết và tham gia lớp học “Sáng tác và thẩm bình văn chương” do Khoa Viết văn - Báo chí, trường Đại học Văn hóa khoảng giữa năm 2018, bỗng dưng tôi bị cuốn theo cảm xúc in sách và vui mừng khi phát hành của các tác giả cùng lớp thì tôi mới nghĩ đến việc đọc lại, biên tập và in.
Những ngày đầu chập chững vào nghề, bạn có gặp nhiều khó khăn không?

2cbca945-3480-4a71-8b16-2f1d6961d7dc-1712590363.jpeg
 

Nhà văn Thương Hà: Người viết văn có thể được “thổi” lên và nổi tiếng ngay, nhưng làm kinh tế thì không. Tất nhiên, thổi lên quá giá trị thì cũng bị trả lại đúng giá trị thực, cũng như PR sản phẩm quá giá trị thì sẽ bị trả giá, có khi sạt nghiệp. Làm kinh tế giỏi một cách chân chính và viết văn hay thực chất đều khó như nhau.

Thưa chị! Vì sao?

Nhà văn Thương Hà: Là vì tôi không lấy văn chương làm sự nghiệp lớn của đời mình nên không bị áp lực phải nổi tiếng, lập danh, lưu danh. Tôi viết dễ dàng bởi tôi là người dễ xúc động, cộng với cái vốn kiến văn và trải nghiệm tôi có, thêm chút năng khiếu nữa.

Ai là người thầy, dìu dắt Thương Hà trên bước đường viết văn?

Nhà văn Thương Hà: Là bố tôi và mẹ tôi. Mẹ cho tâm hồn giàu lòng yêu thương, bao dung và chung thủy. Bố cho tôi ý chí, và nghị lực. Khi tôi in tiểu thuyết cũng có vài ba “cơn sóng” khen chê, hay những buồn vui chuyện đời chuyện văn, thì bố lại là người ở bên cạnh tôi, giục dã tôi viết tiếp.

Tất nhiên, về nghề nghiệp, tôi may mắn học được nhà văn lớp trước từ tác phẩm và phong cách nghệ thuật của họ, thậm chí trong lúc ngồi nói chuyện cũng học được những điều hay và thú vị cho công việc sáng tác.                                         

Cơm áo không đùa được với khách văn, do đâu bạn lại lựa chọn nghề viết để lập thân?

Nhà văn Thương Hà: Tôi không lập thân bằng văn chương. Tôi in sách khi cuộc sống gia đình đã ổn định vững chắc nên cái chuyện “Cơm áo không đùa được với khách văn” không xảy ra với tôi.
Người viết văn có thể được “thổi” lên và nổi tiếng ngay, nhưng làm kinh tế thì không. Tất nhiên, thổi lên quá giá trị thì cũng bị trả lại đúng giá trị thực, cũng như PR sản phẩm quá giá trị thì sẽ bị trả giá, có khi sạt nghiệp. Làm kinh tế giỏi một cách chân chính và viết văn hay thực chất đều khó như nhau”. 

Văn chương chọn chị hay chị chọn văn chương?

Nhà văn Thương Hà: Tôi chọn văn chương. Tôi thích là tôi viết. Không còn cảm xúc, và thấy không cần viết nữa là thôi, chứ không cố. Tóm lại là tôi làm chủ “cuộc chơi văn chương”. 

5dc80a82-bfde-4be3-9642-cf6af4726168-1712590396.jpeg
 

Hai năm mà viết được 6 cuốn tiểu thuyết (Một con đường. Người PTSD. Nalis xô dạt bờ định mệnh. Bóng đêm của Diệu. Vùng biên không yên tĩnh và Những oan hồn bất tử), tôi quá nể phục nhà văn Thương Hà.

Nhà văn Thương Hà: Đúng ra phải nói là trong 2 năm in 6 cuốn tiểu thuyết, chứ tôi sáng tác từ trước đó nhiều năm rồi.

Vậy động lực để nhà văn Thương Hà phát hành sách ào ạt như thế?

Nhà văn Thương Hà: Nhà văn Sương Nguyệt Minh khuyên tôi cứ mỗi năm in một cuốn, để năm nào cũng ra sách, để nhắc cái tên tác giả, tác phẩm cho bạn đọc nhớ. Cũng là một cách hay. Nhưng dồn lại đã lâu nên tôi in luôn một lúc đơn giản vậy thôi. 

Thương Hà viết như một nhu cầu tự thân, không mưu cầu gì khác ngoài được trải lòng thành câu chữ?
Nhà văn Thương Hà: Vâng! Điều này thì anh nói đúng. Tôi viết trước hết cho tôi, sau đó là chia sẻ với người thân, cuối cùng mới là chia sẻ với bạn đọc.

Xuất thân của nhà văn Thương Hà học chuyên ngành luật và tâm lý, ngoại thương…, dường như các nhân vật trong tác phẩm được tác giả khai thác và diễn đạt tâm lý rất lôi cuốn người đọc?

Nhà văn Thương Hà: Có một nhà văn đàn anh nói: “Anh ấy chỉ viết cái mình hiểu nhất”. Tôi cũng tư duy và sáng tác như thế. Tôi may mắn có thế mạnh là học về tâm lý và nhiều năm thực nghiệm, trải nghiệm tâm lý nên tôi thường đào sâu ý nghĩ và những vui buồn, yêu thương, giận hờn, sang chấn… và những diễn biến tâm lý tùy theo hoàn cảnh và kiểu loại nhân vật… lên trang viết.

351bb86f-07ad-441d-a942-6a4809a13fb4-1712590433.jpeg
 

Một dạo cha Thương Hà ngăn cản con gái lập thân bằng nghề viết, hướng ngành ngoại thương. Nhưng khi đã trưởng thành, ổn định kinh tế rồi, cha bạn lại động viên nên làm những điều con muốn mà chưa làm với câu nhắn: “Có điều gì không may xảy ra thì văn chương cũng không làm con khánh kiệt”?       

Nhà văn Thương Hà: Vâng! Bố tôi là người yêu con gái nhất trần gian. Qua trải nghiệm sống, ông lo lắng con gái dính vào nghiệp văn chương không nghèo đói thì cũng đa đoan, trắc trở nên “bẻ lái” cho tôi sang kinh tế ngoại thương. Khi thấy tôi đã trưởng thành và cuộc sống gia đình đã ổn định vững chắc thì ông lại động viên tôi làm những điều yêu thích từ nhỏ chưa kịp làm.

Nhà văn Nam Cao sinh thời từng viết: “Sống đã rồi hãy viết”, nhà văn nghĩ sao về câu nói đó?

Nhà văn Thương Hà: Tôi nghĩ đó là lời khuyên chân thành và sáng suốt. Nam Cao đã sống đúng nghĩa một con người dấn thân, hiểu sâu sắc con người đương thời với những số phận đau thương nên mới rút ruột ra chân lý như thế. Nhưng theo tôi vừa viết vừa sống cũng được mà! 

Xét đến cùng thì văn chương bắt đầu từ hiện thực. Không dấn thân vào đời sống hiện thực thì dù tài tưởng tượng bay bổng mênh mông đến đâu cũng không sinh động, phong phú bằng hiện thực sống. Sống mới trải nghiệm, mới chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, nỗi đau và số phận con người… Nhà văn Jorge Luis Borges người Argentina nói rằng: “Mỗi cuốn tiểu thuyết là một miền tư tưởng đan vào trong vương quốc hiện thực”. Không sống thì làm sao “đan” tư tưởng vào hiện thực được! Nhưng đọc sách cũng là một cách dấn thân và trải nghiệm văn hóa phải không? Nên tôi nghĩ tôi thuộc tạng vừa sống vừa viết. 

Chủ đề đầu tiên bạn viết về mặt trái của kinh tế thị trường?

Nhà văn Thương Hà: Không! Lại là cuộc đấu tranh chống cái xấu, cái ác muôn thuở, nhưng đặt trong không gian kinh tế thị trường. Đó chính là cuốn tiểu thuyết đầu tay “Một con đường” mang tính trinh thám, hình sự và gắn với một câu chuyện tình yêu đồng tính nam với nhân vật bác sĩ tâm lý với viên đại úy cảnh sát hình sự.

f5d91ade-d597-48c7-b020-4f790f8fd8c2-1712590466.jpeg
 

Những chủ đề nhà văn trẻ khai thác về đề tài chiến tranh, về trinh thám, hình sự, đồng tính, về cái ác và lòng tham… tưởng là dễ, nhưng thực ra rất khó?

Nhà văn Thương Hà: Vâng! Viết để đọc được thì dễ, viết hay và dẫn dụ bạn đọc đến câu văn cuối cùng của tiểu thuyết thì… cực khó.

Là nhà văn thì việc đầu tiên và cuối cùng cũng là viết. Tư tưởng, tình cảm, lối sống…, tóm lại là con người nhà văn hiển hiện ở trong các trang viết ấy. Không giấu đi được!

Nhà văn Thương Hà: Vâng! Các cụ xưa nói: “Văn là người”, chẳng giấu được, chẳng che đậy được. Dù vô thức hay cố ý thì nó cũng hiển hiện ở hồn vía con chữ ấy. Ai đó khéo giấu thì chỉ giấu được bạn đọc bình thường, chứ không dấu được bạn đọc tinh hoa và bạn nghề. 

6ea25ce3-d05c-42b0-969e-c2c40beefcc7-1712590581.jpeg
 

Vậy đâu là bản sắc của chị - nhà văn Thương Hà, khi lựa chọn các mảng đề tài để cày sâu cuốc bẫm?

Nhà văn Thương Hà: Cái bản sắc nhà văn thì có lẽ các nhà phê bình nói trúng hơn, chứ người trong cuộc có khi không nhìn ra. (cười)

Những tác phẩm đầu tay của bạn được phát hành trong 2 năm là kỷ lục đáng phục với nhiều người, các nhà phê bình múa bút, nâng bạn lên tận trời xanh. Vậy bạn có sống trong “ảo tưởng” đó hay không?

Nhà văn Thương Hà: Không! Tự tin thì có, chứ chưa bao giờ tôi ảo tưởng về mình và từ những lời khen. Mà cũng chẳng ai nâng tôi lên trời xanh đâu, có người khen cũng có người chê đấy chứ. Tôi biết mình ở đâu, mình như thế nào.

Khi ta tưởng ta là số 1, là đỉnh của đỉnh trong câu chữ văn đàn, tự phụ, dường như báo hiệu đang tự đào lỗ chôn mình, với bạn thì sao?

Nhà văn Thương Hà: Tôi nghĩ: trong văn chương không ai chôn được ai, mà nhà văn sẽ bị thời gian sàng lọc. Người viết không tự đào lỗ chôn mình thì thời gian cũng chôn, trừ số hiếm hoi ưu tú, tinh hoa. Tôi không quá để ý đến chuyện này. Tôi có nhiều niềm vui và mối quan tâm khác cũng chả kém gì văn chương đâu.

Sau 6 tác phẩm đã ra mắt bạn đọc, các cuốn sách tiếp theo của chị viết về những điều gì, hay đã hết bút lực?

Nhà văn Thương Hà: Câu hỏi của anh đã trở thành “lạc hậu”, vì đó là kết quả của năm 2021 và 2022 (cười). Sang năm 2023 và đầu năm 2024, tôi đã kịp in và phát hành tiếp 3 cuốn tiểu thuyết mới nữa rồi.  Tôi vẫn quan tâm đến chiến tranh theo góc nhìn của người không cùng thời, dĩ nhiên là cũng quan tâm đến số phận con người trong nền kinh tế thị trường với những được mất. Và, tôi nghĩ tôi sẽ viết chậm lại. 

badc0574-0c23-47af-be3f-b1feb92c7eb3-1712590522.jpeg

Giữa viết văn và làm kinh tế, nghề nào khó hơn?
Nhà văn Thương Hà: Mỗi cái đều có cái khó riêng. Người viết văn có thể được “thổi” lên và nổi tiếng ngay, nhưng làm kinh tế thì không. Tất nhiên, thổi lên quá giá trị thì cũng bị trả lại đúng giá trị thực, cũng như PR sản phẩm quá giá trị thì sẽ bị trả giá, có khi sạt nghiệp. Làm kinh tế giỏi một cách chân chính và viết văn hay thực chất đều khó như nhau.

Trân trọng cảm ơn nhà văn Thương Hà!

“Tôi thật sự bất ngờ khi biết tác giả Thương Hà thuộc thế hệ 8X, lại viết được những trang văn mang dấu ấn của một thế hệ trải nghiệm chiến tranh sâu sắc đến nhường ấy. Tác giả sớm định hình một giọng điệu vừa chững chạc, vừa phóng túng khi viết về một thế giới mở, không bị đóng băng bởi thiên kiến hay sự giằng kéo ngoài văn chương nào”.
(Nhà phê bình văn học Bùi Việt Thắng)
Trần Cao Sơn