trồng lúa giảm phát thải
Liên kết chuỗi giá trị lúa gạo ổn định cung cầu nhằm phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chất lượng cao
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có khoảng 1,7 triệu ha diện tích đất trồng lúa, cùng với 180 doanh nghiệp đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo có tham gia thu mua lúa gạo. Việc thực hiện liên kết chuỗi giá trị lúa gạo đảm bảo sự ổn định cho nông dân và góp phần thực hiện Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chất lượng cao.
Trồng lúa phát thải thấp nông dân vừa tăng lợi nhuận vừa đổi mới tư duy sản xuất bền vững
Mục đích của Đề án trồng lúa phát thải thấp là giảm chi phí, tăng năng suất và tăng thu nhập, lợi nhuận cho người trồng lúa. Qua các mô hình điểm, cho thấy, tư tưởng của người nông dân trồng lúa đã có chuyển biến tích cực trong thực hiện quy trình canh tác bền vững. Đây là bước ngoặc để chuyển về mặt tư duy, về mặt hành động của người nông dân sang phương thức sản xuất mới.
Canh tác lúa theo hướng "thuận thiên", ĐBSCL sẽ giảm phát thải gần 11 triệu tấn CO2 mỗi năm
Các chuyên gia nhận định: Nếu thực hiện đồng loạt, tối ưu các biện pháp canh tác theo hướng hữu cơ trên toàn bộ diện tích 1,9 triệu ha lúa của vùng ĐBSCL đến năm 2030, sẽ giảm phát thải gần 11 triệu tấn CO2 mỗi năm. Việc tái sử dụng 70% lượng rơm rạ cho các hình thức khác sẽ giảm khoảng 50% lượng phát thải khí nhà kính so với việc đốt rơm rạ trên đồng ruộng.
Đề xuất dùng chỉ số cơ giới hóa đánh giá giảm phát thải trong sản xuất lương thực
PGS. TS Kha Chấn Tuyền, Đại học Nông Lâm TP.HCM cho rằng, việc áp dụng cơ giới hóa là một trong những giải pháp để giảm hiệu quả phát thải. Mặc dù mỗi lĩnh vực sản xuất việc ứng dụng cơ giới hóa khác nhau. Tuy nhiên đây là một trong những tiêu chí dễ định lượng có thể mang tính đại diện.
Lần đầu tiên nông dân được thưởng tiền khi canh tác lúa chất lượng cao, giảm phát thải
Vừa qua, tại Thành phố Cần Thơ đã tiến hành trao thưởng bằng tiền cho các hộ dân tham gia quy trình canh tác giảm phát thải khí nhà kính. Ngành nông nghiệp Cần Thơ trao tiền thưởng cho nông nhằm động viên, khuyến khích nông dân canh tác theo hướng giảm phát thải, góp phần thực hiện thành công đề án phát triển bền vững 1 triệu ha.
Chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp kỳ vọng phát triển bền vững chuỗi giá trị ngành hàng lúa gạo
Trong bối cảnh thách thức của biến đổi khí hậu và những biến chuyển của thị trường, Đề án "Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030" (Đề án) ra đời được kỳ vọng sẽ mang đến giải pháp tối ưu giúp gia tăng hiệu quả sản xuất cho nông dân và phát triển bền vững chuỗi giá trị ngành hàng lúa gạo tại ĐBSCL.
World Bank cam kết khoản vay 350 triệu USD để thực hiện đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao
WB đã cam kết khoản vay 350 triệu USD cho Việt Nam để thực hiện Đề án “phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL”. Ngoài ra, World Bank sẽ cam kết huy động 40 triệu USD bằng tín chỉ Carbon để hỗ trợ cho người nông dân tham gia đề án 1 triệu ha lúa.
Mô hình thí điểm 1 triệu hecta lúa chất lượng cao đem lại giá trị kép tăng năng suất, giảm phát thải
Theo đánh giá từ đại diện của Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế IRRI, mô hình thí điểm đề án 1 triệu hecta lúa chất lượng cao, phát thải thấp năng suất cao hơn so với canh tác truyền thống, năng suất ước đạt từ 6,3 đến 6,5 tấn/ha, lợi nhuận tăng thêm khi mang rơm ra khỏi đồng ruộng và điều quan trọng là giảm phát thải khí nhà kính theo cam kết.
Canh tác lúa thông minh ướt - khô xen kẽ đem lại lợi nhuận hơn 36 triệu đồng/ha
Mô hình “Canh tác lúa thông minh ướt - khô xen kẽ” đang được triển khai thí điểm tại tỉnh Hậu Giang. Qua đánh giá sơ bộ cho thấy mô hình mang lại nhiều hiệu quả tích cực cho nông dân với lợi nhuận thu được hơn 36 triệu đồng/ha. Đặc biệt, mô hình có sự liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp trong chuỗi sản xuất tới thu hoạch.
Bàn giải pháp huy động nguồn vốn 2,7 tỷ USD thực hiện đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao
Đề án Phát triển 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long dự kiến cần khoảng 2,7 tỷ USD từ các nguồn vốn để thực hiện. Tuy nhiên, nguồn lực trong nước hiện chưa được bố trí và rất khó khăn. Việc sớm huy động nguồn lực từ các tổ chức quốc tế vô cùng quan trọng và hết sức cấp bách.
Trồng lúa chất lượng cao, giảm phát thải đem lại giá trị kép cho hạt gạo Việt
Đề án "1 triệu hecta lúa chất lượng cao, phát thải thấp" đang được triển khai tại Đồng bằng sông Cửu Long với các phương thức: canh tác bền vững, tiết kiệm, an toàn cho môi trường, phù hợp với các chiến lược tăng trưởng xanh, đồng thời có sự liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp tiêu thụ, chế biến và xuất khẩu để xây dựng thương hiệu hạt gạo chất lượng cao của Việt Nam.
Khởi động Đề án chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp, kỳ vọng thúc đẩy tăng trưởng xanh
Ngày 12/6, tại huyện Tháp Mười, Bộ NN&PTNT phối hợp với tỉnh Đồng Tháp tổ chức Lễ khởi động Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030” tại tỉnh Đồng Tháp.
Mô hình “Canh tác lúa bền vững hướng đến tương lai” giảm phát thải, hiệu quả kinh tế tăng 54%
Tại xã Đông Thuận, huyện Thới Lai, TP. Cần Thơ đang triển khai mô hình “Canh tác lúa bền vững hướng đến tương lai” nhằm hướng tới mục tiêu giảm phát thải, tăng lợi nhuận. Kết quả cho thấy, đã giảm: 3 lần lượng giống, 50% nươc tưới gần 25% phát thải khí nhà kính... Hiệu quả kinh tế tăng tới 54% so với canh tác lúa truyền thống.
Đòn bẩy hợp tác tạo nguồn lực triển khai đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, giảm phát thải
Bộ NN&PTNT dự kiến trình Chính phủ cho phép xây dựng dự án vay vốn từ Ngân hàng Thế giới (WB) để hỗ trợ thực hiện đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao theo cơ chế đặc thù. Theo dự thảo, tổng nhu vốn cầu đầu tư dự án ước khoảng gần 11.800 tỷ đồng.
Cánh đồng lúa giảm phát thải đầu tiên xuống giống, khởi động đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao
Cánh đồng lúa giảm phát thải được chọn xuống giống đầu tiên trong vụ hè thu 2024, có diện tích thí điểm 50ha. Cánh đồng được ứng dụng 3 công nghệ gieo sạ là áp dụng máy sạ hàng, máy sạ hàng kết hợp vùi phân bình thường và máy sạ hàng hiệu ứng hàng biên kết hợp vùi phân. Với công nghệ sạ hàng hiệu ứng hàng biên kết hợp vùi phân tận dụng hiệu ứng ánh sáng giúp cây lúa khỏe, cho năng suất cao hơn.