mã số vùng trồng sầu riêng
Diện tích trồng sầu riêng tăng mạnh nhưng được cấp mã số còn khiêm tốn là rào cản cho xuất khẩu
Theo Cục Bảo vệ thực vật, sản xuất, xuất khẩu sầu riêng còn nhỏ lẻ, rời rạc tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với các vùng trồng. Đã đến lúc cần tập trung nâng cao chất lượng sầu riêng hơn là phát triển diện tích vùng trồng ồ ạt nhưng không đảm bảo chất lượng.
Cơ hội để sầu riêng Việt Nam tăng tốc xuất khẩu, nhà vườn cần loại bỏ những 'rác thải' gây nhiễm chì
Theo ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam, cũng như các thị trường khác, Trung Quốc liên tục cập nhật, bổ sung các biện pháp an toàn thực phẩm và an toàn dịch bệnh động thực vật (SPS). Trong đó, cần nhanh chóng loại bỏ pin, phương tiện và máy móc bị bỏ hoang cũng như lớp sơn có chứa chì đã bị phong hóa trên các tòa nhà xung quanh trên đất được sử dụng để trồng cây...
Chặt bỏ vườn điều, cao su, cà phê già cỗi để trồng sầu riêng, đẩy giá cây giống tăng vọt
Từ hiệu quả kinh tế của cây sầu riêng thời gian qua đã dẫn tới làn sóng ồ ạt mở rộng diện tích. Tại Bình Phước, nhiều nhà vườn đã chuyển đổi vườn cây điều, cao su, cà phê già cỗi sang trồng sầu riêng đẩy giá cây giống tăng vọt.
'Thủ phủ' trái cây Đồng Nai thu hoạch rộ sầu riêng, nhà vườn phấn chấn vì được giá
Thành phố Long Khánh (tỉnh Đồng Nai) được ví như 'thủ phủ' trái cây, dịp này đang bước vào thu hoạch sầu riêng. Năm nay do ảnh hưởng thời tiết nên năng suất sầu riêng giảm, tuy nhiên do giá cả ổn định, đầu ra thuận lợi nên nhà vườn rất phấn khởi.
Xuất khẩu sầu riêng cần phá thế 'độc đạo' và chuyên nghiệp hóa chuỗi liên kết
Hiện nay công tác tổ chức chuỗi ngành sầu riêng còn rời rạc, thiếu chuyên nghiệp. Do đó, việc tăng trưởng nóng về diện tích trong thời gian ngắn đang tạo ra nhiều rủi ro trong kiểm soát chất lượng, mất cân đối cung - cầu. Trong khi mọi ngả đường sầu riêng đều dẫn vào thị trường Trung Quốc sẽ không tránh khỏi rủi ro vì thiếu sự đa dạng.
Sầu riêng năng suất giảm tới 50% nhà vườn vẫn thu lãi tiền tỷ
Nhờ áp dụng trồng theo hướng VietGAP, xây dựng sản phẩm OCOP và mã số vùng trồng nên sầu riêng của địa phương được người tiêu dùng đánh giá cao nhờ mẫu mã, chất lượng trái tốt. Dù năng suất giảm từ 20% đến 50% so với năm trước, nhưng nhiều nhà vườn vẫn thu lãi tiền tỷ.
Diện tích tăng vọt, cấp mã số chậm chạp, sầu riêng Việt Nam lo xuất khẩu ách tắc
Năm 2024, diện tích trồng sầu riêng đạt 150.000 ha, sản lượng dự kiến đạt 1,5 triệu tấn. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại Việt Nam mới cấp được 708 mã số vùng trồng và 168 cơ sở đóng gói đủ điều kiện xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc. Điều này khiến việc xuất khẩu sầu riêng gặp khó khăn.
Không phát hiện mẫu sầu riêng nào vượt ngưỡng cadimi như Trung Quốc cảnh báo
Thông tin từ Cục Bảo vệ thực vật cho biết không phát hiện mẫu sầu riêng nào vượt ngưỡng cadimi như Trung Quốc cảnh báo trước đó. Để có kết quả này, phía Cục đã kiểm tra kỹ lưỡng từ cả mẫu đất, nước, phân bón, vật tư, thuốc kích thích sinh trưởng, hóa chất xử lý sầu riêng. Cục Bảo vệ thực vật cũng cho biết sẽ tổ chức họp với cơ quan chức năng phía Trung Quốc; họp báo thông tin rộng rãi tới người dân, cơ quan chức năng trong nước.
Xuất khẩu sầu riêng nhận diện những sai sót và đổi mới để phát triển bền vững, mở rộng thị trường
Thực trạng tổ chức sản xuất để phát triển ngành sầu riêng, cũng như công tác quản lý mã số, duy trì điều kiện của các vùng trồng và cơ sở đóng gói sầu riêng, nhiều ý kiến cho rằng cần nhìn thẳng vào sự thật khi liên tục phát hiện nhiều sai sót.
Sang giữa tháng 4 giá sầu riêng giảm một nửa do mất lợi thế 'một mình một chợ'
Những ngày qua, giá sầu riêng tại Việt Nam liên tục giảm sâu. Nhiều loại sầu riêng giá về dưới mức 100 nghìn đồng/kg, giảm một nửa so với hồi đầu tháng. Nguyên nhân được các chuyên gia nhận định là có thêm nguồn cung sầu riêng từ Thái Lan và Malaysia cùng với việc kiểm soát chất lượng chưa triệt để, làm ảnh hưởng tới thị trường xuất khẩu.
Tăng thêm mã số vùng trồng, cơ hội sầu riêng Việt Nam bứt phá xuất khẩu thị trường Trung Quốc
Cả nước hiện có 876 mã số vùng trồng và mã số cơ sở đóng gói sầu riêng đủ điều kiện xuất khẩu vào Trung Quốc. Trong khi, dung lượng thị trường nhập khẩu sầu riêng của Trung Quốc dự báo có thể đạt 20 tỷ USD vào năm 2025. Đây được coi là cơ hội lớn cho trái sầu riêng Việt Nam nếu phát triển theo hướng bền vững.
Lần đầu tiên sầu riêng Việt Nam vượt Thái Lan tại thị trường Trung Quốc
Mặc dù mới xuất khẩu từ tháng 9/2022, nhưng sầu riêng Việt Nam đã khẳng định được chất lượng sản phẩm và nhanh chóng tăng thị phần tại Trung Quốc. Đặc biệt, trong quý 1/2024, kim ngạch xuất khẩu sầu riêng tăng 66% so với cùng kỳ năm trước, Việt Nam đã vượt qua Thái Lan để vươn lên vị trí số 1 về xuất khẩu sầu riêng vào thị trường tỷ dân này.
Xuất khẩu sầu riêng mọi ngả đường đổ về Trung Quốc và lộ trình tăng sức cạnh tranh
Từ khi được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc, sầu riêng Việt Nam đã khẳng định lợi thế và tăng tốc mở rộng thị phần. Không dừng lại ở 2,03 tỷ USD trong năm 2023, sầu riêng Việt dự báo sẽ tiếp tục bứt phá. Tuy nhiên, áp lực cạnh tranh của trái sầu riêng tại thị trường tỷ dân ngày càng khốc liệt.
Sau tết sầu riêng chạm mốc 200 nghìn đồng/kg, kỳ vọng bứt tốc xuất khẩu
Ngay từ những ngày đầu năm 2024, sầu riêng Việt Nam tiếp tục tạo cơn sốt. Đặc biệt trong dịp tết Nguyên đán, giá sầu riêng liên tục tăng cao do nhu cầu thị trường Trung Quốc rất lớn. Hiện tại Việt Nam đã có trên 700 vùng trồng sầu riêng được xuất khẩu sang Trung Quốc đây là điều kiện quan trọng để trái cây vua tiếp tục bùng nổ xuất khẩu trong năm 2024.
Dồn dập đơn hàng xuất khẩu, sầu riêng Việt làm gì để tạo kỷ lục 3,5 tỷ USD?
Năm 2024, sầu riêng Việt Nam tiếp tục có cơ hội lập kỷ lục xuất khẩu với kim ngạch được dự báo lên tới 3,5 tỷ USD. Thị trường xuất khẩu chính của sầu riêng Việt vẫn là Trung Quốc. Bên cạnh đó, nhiều thị trường mới cũng đã xuất hiện tạo đà cho trái sầu riêng rộng đường xuất khẩu.
Vì sao các chuyên gia dự báo xuất khẩu sầu riêng sẽ tăng vọt lên 3,5 tỷ USD?
Năm 2023 chứng kiến bước nhảy vọt của sầu riêng xuất khẩu khi lần đầu tiên đứng vào TOP trái cây tỷ đô. Đạt mức 2,2 tỷ USD tăng gấp 4,8 lần năm 2022, tuy nhiên các chuyên gia dự báo dư địa xuất khẩu của trái cây vua vẫn còn rộng mở và có thể đạt mức 3,5 tỷ USD trong năm 2024.