kinh tế biển
Cần sự đồng hành để phát triển ngành muối
Với vị trí địa lý là vùng biển trải dài dọc theo đất nước, Việt Nam được đánh giá là một nước có thể phát triển mạnh nghề muối. Tuy nhiên, phương pháp sản xuất chủ yếu thủ công, quy mô phân tán theo hộ diêm dân dẫn đến năng suất, chất lượng muối thấp.
Quy hoạch không gian biển quốc gia đảm bảo sự phát triển bền vững
Quy hoạch không gian biển quốc gia là công cụ quan trọng để cụ thể hóa “Quy hoạch tổng thể quốc gia” và tạo lập cơ sở cho quản lý các hoạt động khai thác sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường, bảo tồn các hệ sinh thái biển một cách hiệu quả; góp phần hình thành các ngành kinh tế biển vững mạnh, tạo thêm nhiều sinh kế cho người dân; bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia trên biển.
Quy hoạch không gian biển mở ra cơ hội phát triển điện gió ngoài khơi
Đẩy nhanh quy hoạch không gian biển sẽ mở ra tiềm năng to lớn về phát triển điện gió ngoài khơi cho Việt Nam. Đây cũng là cơ hội rất lớn để Việt Nam nâng cao thu nhập và đưa phát thải ròng về 0 vào năm 2050.
Phát triển chuỗi liên kết giá trị trong nuôi trồng thủy sản trên biển, nâng tầm thủy sản Việt Nam
Hiện, nuôi trồng thủy sản trên biển đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế biển để đưa Việt Nam trở thành một quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển trong thế kỷ của biển và đại dương. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có văn bản gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển về việc tăng cường chỉ đạo, quản lý và phát triển nuôi trồng thuỷ sản trên biển.
Kinh tế biển và phát triển thương mại Việt Nam
Hàng nghìn đời nay ông cha ta đã khai thác tài nguyên của biển và ngày nay chúng ta đang tiếp tục công việc của họ để lại để phục vụ cho phát triển kinh tế và nâng cao đời sống của nhân dân, nhất là dân vùng biển. Ngoài khai thác tài nguyên như dầu khí, điện gió, điện mặt trời, … ở biển thì biển Việt Nam còn có những địa điểm du lịch lý tưởng không phải chỉ ở đất nước chúng ta mà còn của cả thế giới.
Phát triển nhanh và bền vững vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ
Với chủ đề “Liên kết - Đột phá từ kinh tế biển - Phát triển nhanh và bền vững”, Hội nghị phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 sẽ được tổ chức tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định vào ngày 5/2/2023.
Hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế biển bền vững
Phú Yên được đánh giá là địa phương có tiềm năng, lợi thế lớn để phát triển kinh tế biển, làm giàu từ biển. Thời gian qua, địa phương này đang tích cực triển khai chương trình hành động về phát triển kinh tế biển gắn với đẩy mạnh thu hút đầu tư xây dựng vùng biển và ven biển phát triển bền vững.
Phát triển bền vững nghề nuôi cá lồng bè trên biển
Theo đánh giá của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Việt Nam có nhiều lợi thế về vị trí địa lý tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nghề nuôi biển nước ta. Trong đó, việc tăng cường các giải pháp nhằm phát triển bền vững nghề nuôi cá lồng bè trên biển góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội.
Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật phát triển bền vững nghề nuôi cá lồng bè trên biển
Việt Nam hiện đang có nhiều loại cá nuôi lồng bè mang lại hiệu quả kinh tế cao như: cá song, cá giò, cá hồng, cá vược, cá tráp, cá chim vây vàng, cá ngừ, cá măng biển... Cả nước hiện có 51 cơ sở sản xuất giống cá biển, sản lượng sản xuất thực tế đạt 509 triệu con.
Nam Định đưa kinh tế biển trở thành động lực phát triển, thu hút mạnh mẽ nhà đầu tư
Trong năm 2021 và 8 tháng đầu năm 2022, tỉnh Nam Định đã thu hút được 111 dự án, số vốn đầu tư trong nước gấp 8,5 lần của cả giai đoạn 2016-2020. Tỉnh cũng xác định mục tiêu phát triển các ngành kinh tế vùng ven biển toàn diện, theo hướng hiện đại, có sức cạnh tranh cao, chú trọng 4 nhóm ngành: công nghiệp ven biển; du lịch biển; kinh tế hàng hải; nông nghiệp, nuôi trồng và khai thác hải sản.
Sẽ hình thành 7 cụm liên kết ngành kinh tế biển
Mục tiêu phấn đấu tạo dựng cụm liên kết ngành kinh tế biển ở những khu vực vùng biển và ven biển có lợi thế, phấn đấu hình thành được khoảng 7 cụm liên kết ngành kinh tế biển đến năm 2030; phát triển cụm liên kết ngành kinh tế biển trước hết ở những khu vực trọng điểm gắn với xây dựng thành trung tâm kinh tế biển mạnh của quốc gia.
Music Festival trên du thuyền – hướng tiếp cận khán giả mới của nghệ sĩ EDM Việt
Nhạc điện tử (EDM – Electronic Dance Music) cùng những đặc thù khác biệt hoàn toàn so với các loại hình nghệ thuật truyền thống đang có những bước phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam, đặc biệt là với những nghệ sĩ và khán giả trẻ tuổi. Tuy nhiên, sau 2 năm chống chọi với đại dịch covid-19, các nghệ sĩ EDM cũng dần ý thức được những hạn chế và khó khăn khi theo đuổi loại hình nghệ thuật còn mới mẻ này.
Thủ tướng: Đại dương đang đứng trước nhiều thách thức chưa từng có
Phát biểu tại cầu truyền hình trực tiếp "Khát vọng Đại dương xanh", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, trong bối cảnh biển và đại dương đang phải đối mặt với nhiều thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống chưa từng có, cần khẩn trương thiết lập và triển khai cơ chế hợp tác khu vực, toàn cầu để bảo vệ môi trường và khai thác tài nguyên biển bền vững một cách thực chất, hiệu quả. Thủ tướng khẳng định cam kết và quyết tâm mạnh mẽ của Việt Nam trong vấn đề này.
Xác định kinh tế biển là động lực phát triển
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân cho biết, kinh tế biển, các vùng biển, ven biển đang trở thành động lực phát triển đất nước hiện đóng góp khoảng 3 nghìn tỉ USD mỗi năm, tức 5% GDP của thế giới bao gồm các ngành chính là dầu khí, vận tải biển, cảng, năng lượng tái tạo, thủy sản, hệ sinh thái biển và du lịch biển.
Trường Sa: Phát triển kinh tế biển - góc nhìn từ một doanh nhân
Từ xưa, cha ông chúng ta đã có nhiều phương thức để khai thác hải sản và khẳng định chủ quyền. Ở nhà lưu niệm đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải, tôi thấy con thuyền nhỏ như lá tre mà đội hùng binh thời nhà Nguyễn đã kiên gan vượt sóng canh giữ quần đảo này. Dĩ nhiên, trong thời đại mới, chúng ta không thể phát triển kinh tế biển bằng những chiếc thuyền nhỏ bé. Cần có chiến lược phát triển kinh tế biển với tư duy mới, bài bản, bền vững.
Trà Vinh ưu tiên xúc tiến đầu tư vào kinh tế biển
Năm nay, tỉnh Trà Vinh đặt mục tiêu đưa tổng giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh đạt trên 37.000 tỷ đồng, tăng 17% so năm 2021.
Hoạch định nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế biển
Tỉnh Trà Vinh đang triển khai chương trình phát triển kinh tế biển giai đoạn 2021 – 2025 và định hướng đến năm 2030. Mục tiêu của tỉnh đến năm 2025, đưa sản lượng nuôi trồng vùng ven biển đạt khoảng 200.000 tấn và sản lượng khai thai thác đạt 100.000 tấn/năm. Giá trị tăng thêm ngành thuỷ sản của tỉnh đạt mức tăng trưởng bình quân 5%/năm.
Phú Yên đầu tư phát triển mạnh kinh tế biển
Ngày 7/1, Đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn có buổi làm việc với tỉnh Phú Yên về việc chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) và phát triển ngành chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.
Trà Vinh: "Trải thảm" thu hút đầu tư vào kinh tế biển
Năm 2021, tuy gặp rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng đại dịch COVID-19, nhưng tỉnh Trà Vinh đã có sự linh hoạt vận dụng nhiều phương thức để thực hiện có hiệu quả trong xúc tiến đầu tư, góp điều kiện để khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội. Năm 2022, tỉnh tiếp tục “trải thảm” mời gọi nhà đầu tư vào lĩnh vực thế mạnh kinh tế biển của tỉnh.