chính sách phát triển kinh tế
Đại biểu Quốc hội: Nếu muốn duy trì nhịp độ phát triển bền vững, cần dựa vào các nguồn lực phát triển trong nước
Ý kiến Đại biểu Quốc hội cho biết, theo dự kiến, đến năm 2025, GDP nước ta vào khoảng 500 tỷ USD, nếu duy trì tốc độ tăng trưởng đều 7%/năm, đến năm 2035, GDP nước ta sẽ vào khoảng 1000 tỷ USD, định hướng đến năm 2045 đạt mốc 5000 tỷ USD để trở thành nước thu nhập cao, phá bẫy thu nhập trung bình; Nếu muốn duy trì nhịp độ phát triển bền vững, cần dựa vào các nguồn lực phát triển trong nước.
Thủ tướng: Phấn đấu đến năm 2030, GDP Việt Nam đạt khoảng 780-800 tỷ USD
Đánh giá chung 5 năm 2021-2025, Việt Nam đạt được nhiều kết quả quan trọng, nổi bật, khá toàn diện, cơ bản hoàn thành các mục tiêu chủ yếu và nước ta vượt qua mức thu nhập trung bình thấp, chỉ số phát triển con người được cải thiện, chỉ số hạnh phúc năm 2024 theo đánh giá của Liên Hợp Quốc tăng 11 bậc so với năm 2023, xếp thứ 54/143 quốc gia, vùng lãnh thổ, tạo nền tảng cho giai đoạn sau phát triển cao hơn...
Quốc hội, Chính phủ phối hợp hành động thật tốt nhằm tạo động lực phát triển kinh tế, xã hội đất nước
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Quốc hội, Chính phủ đã quyết liệt rồi, thì quyết liệt hơn, đã nỗ lực rồi cần nỗ lực hơn, quyết tâm rồi, cần quyết tâm hơn để tạo đột phá từ nay đến cuối năm và năm 2025, để đất nước ta bước sang kỷ nguyên mới; tạo động lực, truyền cảm hứng cho các bộ, các ngành, các địa phương, cho người dân, doanh nghiệp.
Tăng trưởng ấn tượng trong 9 tháng, cần tạo thêm động lực mới cho phát triển kinh tế những tháng cuối năm
Nhìn lại 9 tháng cũng như dự báo cả năm 2024, kết quả tốt nhiều mặt, từ kinh tế đến giáo dục, văn hóa, an sinh và phúc lợi xã hội. “Tôi đánh giá rất cao Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo bộ, ngành hết sức nỗ lực, có chỉ đạo quyết liệt và các chỉ tiêu trong năm hoàn thành gần như hết tất cả, có những chỉ tiêu vượt mức đề ra” – Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định bày tỏ khi nêu ý kiến về báo cáo của Chính phủ tại phiên họp 38 Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Thủ tướng: Tranh thủ thời cơ thuận lợi bứt phá trong thực hiện các mục tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh: Nhiệm vụ trong những tháng còn lại của năm 2024 rất nặng nề, phải phát huy điểm mạnh đã đạt được, phải tranh thủ thời cơ thuận lợi bên ngoài, nhất là các ngân hàng lớn đang nới lỏng chính sách tiền tệ; phải tranh thủ các thị trường, đẩy mạnh 3 động lực tăng trưởng...
Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8, Thủ tướng đưa ra nhiều chỉ đạo ứng phó cơn bão số 3
Trước tình hình bão số 3 với cường độ rất mạnh, mức độ rủi ro thiên tai lớn, diễn biến phức tạp đang ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền khu vực Đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ nước ta, Thủ tướng Chính phủ cho biết, Chính phủ đã thành lập Bộ Chỉ huy tiền phương tại Hải Phòng để chỉ đạo công tác phòng, chống bão. Một số Bộ trưởng, Thứ trưởng được cử xuống các địa phương, nhất là các tỉnh, thành phố ven biển để chỉ đạo, đôn đốc phòng, chống bão; Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đã huy động lực lượng ứng trực và giúp dân phòng, chống bão.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thúc đẩy tăng trưởng mạnh hơn, các cân đối lớn thặng dư cao hơn
Thời gian tới, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ mục tiêu tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đồng thời thúc đẩy tăng trưởng mạnh hơn, các cân đối lớn được bảo đảm và có thặng dư cao hơn, với quan điểm điều hành chung là tháng sau đạt kết quả cao hơn tháng trước, quý sau tốt hơn quý trước, thành quả 2024 nhiều hơn, bao trùm hơn, toàn diện hơn năm 2023.
Ba tháng đầu năm, kinh tế Việt Nam tăng trưởng GDP đạt 5,66%, vượt kịch bản đề ra
Năm 2024 đã đi qua một quý, trong bối cảnh tình hình có những diễn biến mới, nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục chuyển biến tích cực, toàn diện...