Đó là một dự án rất quan trọng sẽ tạo ra nhiều lợi ích cùng một lúc cho cả Nigeria và các nước tham gia khác, Đại sứ Mohammed Mabdul khẳng định trong một cuộc phỏng vấn với nhật báo Nigeria "Punch". Theo nhà ngoại giao này, Nigeria có thể cung cấp thông qua đường ống TSGP này khoảng 30 tỷ m3 khí đốt mỗi năm, đồng thời ông xác định trữ lượng khí đốt ở Nigeria là "gần như không giới hạn".
Trong bối cảnh này, ông Mabdul nêu bật những năng lực sẵn có của Algeria trong việc vận chuyển khí đốt và khí hóa lỏng. Ông Mohammed Mabdul nói: "Hiện tại, Algeria cung cấp một phần quan trọng nhu cầu khí đốt cho nhiều nước châu Âu thông qua một mạng lưới đường ống dẫn khí đốt dài hơn 2.000 km. Mỏ khí đốt chính Hassi R'mel của Algeria có trữ lượng khí đốt lớn thứ 4 trên thế giới. Nhờ cơ sở hạ tầng khí đốt và mạng lưới đường ống dẫn khí đốt, Algeria hiện có thể kết nối mỏ khí đốt Hassi R'mel với mỏ khí đốt của Nigeria bằng cách đi qua Niger".
Khi được hỏi về tiến độ thực hiện dự án TSGP, Đại sứ Mohammed Mabdul chỉ ra rằng việc xây dựng đoạn qua Nigeria đang tiến triển rất nhanh và ngay khi đến vùng Kano, vùng biên giới giáp với Niger (Ni-giê), nó sẽ đi qua Algeria để đến châu Âu.
Theo Đại sứ Mohammed Mabdul, hiện Algeria và Nigeria đang hợp tác thực hiện nhiều dự án quan trọng như Dự án cáp quang kết nối Internet giữa châu Phi và châu Âu, Dự án đường bộ xuyên Sahara dài 9.900 km đi qua CH Chad (Sát)và Mali, ba các cảng nước sâu sẽ được xây dựng để thúc đẩy hoạt động kinh tế của khu vực gồm cảng nước sâu ở Lagos, một cảng sẽ được xây dựng ở một thị trấn ven biển ở Algeria và một cảng ở Gabès thuộc Tunisia (Tuy-ni-di)…./.