Người mải miết đi tìm thuốc trường sinh bất lão từ thiên nhiên

Anh Đạt nguyên là cán bộ đối ngoại của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn rủ tôi lên thăm ông Nguyễn Hữu Trọng, bạn anh, một “dị nhân” trên đất Ba Vì. Bởi chưa bao giờ gặp vị bác sỹ này, chỉ biết về ông qua những thông tin trên google nên tôi rất hào hứng.
mot-goc-tue-tinh-duong-1662001829.JPG
Một góc Tuệ Tĩnh Đường của BS Trọng trên Ba Vì

Con đường 32 lên Sơn Tây bây giờ quá ngon lành, sau 60 phút chạy xe chúng tôi đã lên gần đến Ao Vua một địa danh du lịch nổi tiếng và tìm đường vào Tuệ Tĩnh Đường của bác sỹ Nguyễn Hữu Trọng. Trong suốt chặng đường, anh Đạt giới thiệu về người bạn vong niên đa tài, đa tình, một người thông minh, năng động, luôn có các ý tưởng mới và luôn quyết tâm, thậm chí mạo hiểm thực hiện các ý tưởng đó. Khi gặp và trò chuyện, cảm nhận của tôi về ông Trọng, đó không chỉ là một con người cởi mở, dễ gần, mến khách mà rất nhạy bén, sâu sắc.

Cảm giác gần gũi mến thân khi gặp ông. Biết tôi là dân vùng cao, Ông kể, từ những năm 50 của thế kỷ trước ông đã gắn bó với bà con các dân tộc Việt Bắc, một quãng đời có rất nhiều kỷ niệm, thậm chí chi phối ông trong nghề nghiệp sau này. Cũng như mọi người, không ai cưỡng lại được với thời gian, gương mặt ông nói lên điều đó nhưng trí tuệ ông vẫn minh mẫn, cơ thể vẫn tráng kiện, thần thái rất linh hoạt, sinh động và trẻ trung.

Với tư chất thông minh, ham học hỏi và ý thức trau dồi chuyên môn, ông đã học chuyên sâu nhiều khoa. Học chuyên khoa lao với cố bộ trưởng bộ Y tế Giáo sư Phạm Ngọc Thạch; Học chuyên khoa điện quang (chẩn đoán hình ảnh) với Giáo sư, Bác sĩ Hoàng Sử, thầy thuốc của Nam phương Hoàng hậu; Học chuyên khoa ung thư (u bướu) với Bác sĩ nổi tiếng Lương Tấn Trường và từng là trạm trưởng trạm y tế Châu Phan (Mê Linh); Chủ nhiệm khoa X quang K74; Chủ nhiệm khoa X quang bệnh viện K Trung Ương…

Năm 1974, ông được cử sang công tác tại Ủy ban Khoa học Kỹ thuật nhà nước (nay là Bộ Khoa học công nghệ); Ở Ủy ban Khoa học Kỹ thuật nhà nước, ông lại được cử đi học quản lý tại Liên Xô sau đó về làm Thư ký khoa học cho Giáo sư viện sĩ Tôn Thất Tùng, Thư ký chương trình cải tiến bữa ăn nhà nước do Giáo sư viện trưởng Từ Giấy lãnh đạo rồi làm Trưởng ban quản lý tuyên truyền khoa học kỹ thuật của Ủy ban Khoa học Kỹ thuật nhà nước. Ông là người đầu tiên phụ trách về nội dung ở triển lãm Khoa học kinh tế kỹ thuật từ những năm 80, Trưởng ban xét thưởng huy chương của triển lãm Giảng Võ.

Nắm được xu thế của thời đại, ông đã học thêm khoa Nội thất của Đại học Kiến trúc, khoa Kết cấu của Đại học Xây dựng để rồi trở thành “nhà thầu tư nhân” ở Hà Nội những năm 90 thế kỉ trước. Ông đã trúng thầu nhiều công trình lớn như trang trí nội thất Cung Văn hoá hữu nghị Việt - Xô, Câu lạc bộ Thăng Long, Restaurant số 6 Hàng Bài, Nhà hàng Thủy Tạ…

Với chuyên môn về ngành Y, ông là nhà nghiên cứu cao cấp về cây, con làm thuốc và là người đầu tiên nghiên cứu về thực phẩm chức năng ở Việt Nam, sản xuất được nhiều sản phẩm có giá trị như gần đây người hay nhắc đến Trường Xuân Vương được người tiêu dùng ưa thích và ông đã thực hiện thành công nhiều đề tài nghiên cứu về thức ăn bằng thảo dược cho gia cầm, gia súc.

Tham gia các công trình, dự án nổi tiếng, ông có những đột phá có hiệu quả như Cao xương ngưa bạch Thăng Long; Tinh bột xoài, Tinh bột gấc Thăng Long; Trà túi lọc Giảo cổ lam, Trà vối, viên nhật nguyệt tiên sinh, viên đào tiên… các sản phẩm của ông đều được Bộ Y Tế cấp phép cho lưu hành trên cả nước. Đặc biệt tất cả các thuốc của ông đều lấy thải độc, giảm mỡ máu làm giãn hệ thống tuần hoàn mao mạch để đưa các chất đến nuôi dưỡng tế bào làm tất cả các hệ thống cơ quan trẻ lại chống bệnh tật, chống lão hóa làm tiêu chí.

Bởi vậy nó có tác dụng chống các bệnh u bướu huyết áp, tiểu đường, các bệnh viêm gan, sơ gan, các bệnh đường ruột, viêm đại tràng cấp và mãn tính, các bệnh thoái hóa xương khớp. Đặc biệt ông có những bài thuốc đồng hành với các chị em sản phụ, chữa trị các bệnh phụ khoa, u sơ, u buồng trứng, phì đại tiền liệt tuyến. Ông còn có những bài thuốc rất hay cho những chị em hiếm muộn, vô sinh, nam giới yếu sinh lý và tinh trùng. Ông là người mang lại nhiều niềm vui và hạnh phúc cho đời.

Trong lĩnh vực kinh tế, ông là doanh nhân thành đạt. Trong lĩnh vực khoa học, ông là nhà nghiên cứu nghiêm túc, có trách nhiệm. Các nghiên cứu của ông đều hướng tới phục vụ cộng đồng, đặc biệt là dân nghèo. Trong lĩnh vực xã hội, ông là nhà bảo trợ, bảo trợ và phát huy các giá trị di sản văn hóa, là nhà từ thiện hào phóng.

Đau đáu với di sản Dân ca Quan họ, ông đã lặn lội xuống 39 làng hát truyền thống tuyển chọn 16 em nhỏ có năng khiếu, tài trợ đào tạo, nhiều em đã trở thành các nghệ nhân hát Quan họ nổi tiếng. Ông còn tổ chức và tham gia khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo, khám chữa bệnh cho các cháu khuyết tật Trường câm điếc Xã Đàn. Với những đóng góp của ông, Bác sĩ Nguyễn Hữu Trọng, nhà hoạt động văn hóa, khoa học, giáo dục đã được UNESCO trao tặng kỷ niệm chương ngày 15 tháng 05 năm 2009 tổ chức tại nhà Thái học Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

ruou-thuoc-nha-ong-trong-1662002163.JPG
Anh Đạt bên gian trưng bày các loại rượu thuốc của BS Trọng

Không chỉ là nhà khoa học, một doanh nhân, ông còn là một người rất yêu nghệ thuật, làm thơ, sáng tác ca khúc, và đặc biệt đam mê sáng tác ảnh. Ông đã chụp hàng ngàn bức ảnh nghệ thuật. Ảnh của ông không triển lãm, chỉ ngắm để lấy cảm hứng làm thơ, viết nhạc. Cuộc đời ông là cả một quá trình lao động cật lực, nhưng vốn có tâm hồn nghệ sỹ nên người ta vẫn thấy ông ung dung rong chơi, ung dung sáng tạo.

Ông kể, có bức ảnh ông đã phải săn cả tháng trời mới chụp được ưng ý. Với người khác ở tuổi ông, người ta đã tổng kết cuộc đời và vui thú điền viên, với riêng ông, nhiều việc dường như mới chỉ bắt đầu, ông vẫn miệt mài với cây con làm thuốc với ý nghĩ thật trong sáng, bà con mình còn nghèo hãy nhớ lời đại danh y Tuệ Tĩnh “nam dược trị nam nhân” và không muốn để dân mình mang bệnh và chết trên đống thuốc.

Dành gần chục năm nghiên cứu, ông đã di thực thành công cây thất diệp đờm (giảo cổ lam loại 7 lá) của người Dao đỏ từ Sapa - Lào Cai về Yên Lập (Phú Thọ) rồi sau đó đem trồng tại trang trại ở Ba Vì. Gần chục năm sống chung với cây thuốc, gắn bó với cây thuốc, theo dõi sự phát triển của cây, tìm hiểu sâu bệnh và các thành phần có giá trị làm thuốc của cây thay đổi như thế nào sau mỗi lần di thực, ông đã có công bảo tồn gen nhiều loại cây thuốc quý. Bác sĩ Trọng chia sẻ, “Có tâm huyết với nghề thì mới có thể cho ra những kết quả nghiên cứu mang tính ứng dụng cao, có thể áp dụng vào đời sống”.

Hiện nay, ở tuổi 90, ông vẫn tham gia công tác xã hội với nhiều cương vị: Chủ tịch hội những người yêu dân ca quan họ Bắc Ninh - Việt Nam; Ủy viên ban chấp hành, giám đốc Trung tâm truyền thông Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam; Ủy viên Ban chấp hành hội Khoa học kỹ thuật lương thực thực phẩm Việt Nam; Ủy viên Ban chấp hành hội Khoa học lâm nghiệp Việt Nam; Giám đốc Trung tâm Nam dược thần hiệu Tuệ Tĩnh Đường…

Cuộc đời như tiểu thuyết ngàn trang của Bác sĩ, nghệ sỹ Nguyễn Hữu Trọng khó tóm tắt trong vài ba trang viết. Thật đáng cảm phục ông, một người không bao giờ chịu ngồi yên, một người luôn có những ý tưởng mới, luôn khát khao chinh phục đỉnh cao khoa học, nghệ thuật phục vụ con người. Mỗi người dám nghĩ, dám làm và quyết tâm thực hiện bằng được những ý tưởng của mình để phục vụ cộng đồng như ông là tài sản của dân tộc, là vốn quý đáng trân trọng nâng niu.

Hiện nay, tuy tuổi đã cao song ông luôn sẵn sàng tư vấn từ xa và khám bệnh miễn phí cho tất cả ai có nhu cầu ở mọi miền tổ quốc. Bất kể ngày đêm điện thoại số: 0975706886 ông luôn vui lòng được phục vụ. Hy vọng những bài thuốc quý ông đã sưu tầm, sản xuất không bị thất truyền./.

Thái Hà