Làm thế nào để làm mềm nước cứng?

Nước cứng là nguyên nhân gây nên sự tích tụ khoáng chất trong những vận dụng, thiết bị trao đổi nhiệt của gia đình. Như máy móc, thiết bị và gây tiêu hao năng lượng. Vậy nước cứng là gì? Và làm thế nào để làm mềm nước cứng?
nuoc-cung-1-1648963180.jpg
Ảnh minh họa

Nước được phân loại thành nước cứng hoặc nước mềm tùy thuộc vào loại, lượng khoáng và muối tự nhiên hòa tan trong đó. Theo đó, nước cứng là nước có chứa hàm lượng các khoáng chất hòa tan tương đối cao đến rất cao. Trong khi nước mềm có hàm lượng hòa tan thấp.

Nước cứng là loại nước chứa các hàm lượng tương đối cao các khoáng chất và muối hòa tan. Các khoáng chất bao gồm các hợp chất của ion kim loại, canxi, magie hoặc các hợp chất kim loại sunfat và bicacbonat. Bao gồm ba loại chính: Nước cứng tạm thời, vĩnh cửu và toàn phần. Hiện nay, để đo độ cứng của nước người ta thường sử dụng bút thử nước (TDS). Loại bút này chuyên dùng để đo hàm lượng chất rắn được hòa tan trong nước. Tuy nhiên, loại bút thử này chưa thể khẳng định chất lượng nước sạch bẩn.

Trong gia đình nước cứng là nguyên nhân làm tắc đường ống nước do cặn gỉ sét, gây hư hại và giảm tuổi thọ các thiết bị nước nóng lạnh, máy rửa chén, máy giặt, máy pha cà phê,… Khi dùng nước để nấu rau, thịt,.. sẽ khó chín. Còn làm mất vị của nước chè. Ngoài ra, còn làm giảm khả năng tạo bọt của xà phòng, giảm chất lượng tẩy rửa, nhanh làm mục vải và hại quần áo. Đặc biệt, khi xử dụng nhiều nó còn ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe. Gây ra nhiều bệnh cho con người như các bệnh rụng tóc, sỏi thận, sỏi mật, bệnh tắc động mạch do đóng cặn,…

Trong công nghiệp nước cứng ảnh hưởng lớn đến tất cả các thiết bị đun nấu, tháp giải nhiệt, bình nóng lạnh, nồi hơi…Việc sử dụng nước nhiễm canxi cho các thiết bị. Có thể dẫn đến tình trạng bám cặn trên bề mặt thiết bị đun nấu, bám cặn làm giảm hệ số lưu thông lưu lượng trên đường ống. Giảm hiệu suất tạo hơi, dần dần có thể gây áp lực lớn. Có thể gây nổ nồi hơi nếu sử dụng trong thời gian dài.

Đun sôi nước là phương pháp phổ biến được nhiều hộ gia đình sử dụng. Dưới tác động của nhiệt lượng lớn, nước cứng sẽ được làm mềm bới phản ứng hóa học. Các khoáng chất sẽ bay hơi hoặc lắng cặn dưới đáy ấm. Nhưng với phương pháp này, nước sau khi đun sôi chỉ nên sử dụng trong vòng 24h. Để càng lâu thì độ cứng lại càng cao, gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Ấm đun lâu ngày cũng dễ bị hỏng hóc, xuống cấp.

Nước cứng gây ra rất nhiều phiền toái trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Có nhiều cách xử lý, tuy nhiên cách xử lý thông minh nhất đó chính là sử dụng máy lọc để mang đến nguồn nước sạch, đảm bảo tiêu chuẩn. Mà có thể uống được ngay. Một số loai máy lọc nước đạt chuẩn sẽ làm mềm nước bằng cách thực hiện loại bỏ canxi, magiê và một số cation kim loại (ion dương) khác trong nước. Các phương pháp mà ngày càng được nhiều nơi thực hiện là sử dụng màng lọc Nano hoặc màng thẩm thấu ngược.

Cứ mỗi năm trên Thế Giới có khoảng 3,4 triệu người chết do các bệnh liên quan đến vi sinh vật. Gây ra nhiều bệnh dịch, như dịch tả, thương hàn, tiêu chảy, viêm gan,… Mà ô nhiễm nguồn nước là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này. Theo Wikipedia, ô nhiễm nguồn nước là hiện tượng các vùng nước như sông, hồ, biển, nước ngầm… bị các hoạt động của con người làm nhiễm các chất độc hại. Như chất có trong thuốc bảo vệ thực vật, chất thải công nghiệp chưa được xử lý,… tất cả có thể gây hại cho con người và cuộc sống các sinh vật trong tự nhiên.

Ô nhiễm nguồn nước do mưa, tuyết tan, lũ lụt, gió bão… hoặc do các sản phẩm hoạt động sống của sinh vật, kể cả xác chết của chúng. Khi cây cối, sinh vật chết đi, chúng bị vi sinh vật phân hủy thành chất hữu cơ. Một phần sẽ ngấm vào lòng đất, sau đó ăn sâu vào nước ngầm, gây ô nhiễm hoặc theo dòng nước ngầm hòa vào dòng lớn. Ô nhiễm nước còn có thể do các yếu tố tự nhiên (núi lửa, xói mòn, bão, lụt,…). Tuy nhiên, nguyên nhân này không thường xuyên. Không phải là nguyên nhân chính, gây suy thoái chất lượng nước toàn cầu.

Với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, dù việc xâm hại môi trường một cách vô ý hay cố tình. Thì nguyên nhân gây nên tình trạng ô nhiễm nguồn nước chính là con người. Tác nhân chủ yếu gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường và nguồn nước đến mức báo động đỏ như hiện nay.

Công nghiệp hoá và đô thị hoá đang diễn ra ở rất nhiều đất nước trên thế giới. Cùng với đó, sự gia tăng dân số đang gây áp lực ngày càng nặng nề đối với tài nguyên nước. Môi trường nước ở nhiều đô thị, khu công nghiệp và làng nghề ngày càng bị ô nhiễm bởi nước thải, khí thải và chất thải rắn. Ở các thành phố lớn đông dân, chất thải do sinh hoạt cũng là một nguyên nhân quan trọng đang gây ô nhiễm môi trường nước. Theo đó, ở khu vực nông thông cũng phát sinh ra hàng chục triệu tấn rác thải sinh hoạt. Trong đó có tới 80% khối lượng rác thải, vỏ bao thuốc trừ sâu không được thu gom, xử lý hợp vệ sinh. Xả trực tiếp ra ao hồ, sông biển,… khiến nguồn nước, không khí bị ô nhiễm.

Nước ô nhiễm chứa hàm lượng kim loại nặng cao. Mặc dù các kim loại nặng có trong nước là cần thiết cho sinh vật và con người. Tuy nhiên, với hàm lượng cao, nó lại là nguyên nhân gây độc cho con người. Nó gây ra nhiều bệnh hiểm nghèo như ung thư, đột biến. Đặc biệt đau lòng hơn, nó chính là nguyên nhân gây nên những làng ung thư. Nơi làng mạc có tỉ lệ người mắc ung thư cao hơn mặt bằng chung. Kim loại nặng có tính độc cao như chì (pb), thủy ngân (hg), asen (as)… Các ion kim loại này được phát hiện là hợp chất kìm hãm ezyme mạnh. Gây ra bệnh tật cho con người.

Hàng năm, trên thế giới có khoảng 60.105 tấn các chất hữu cơ tổng hợp. Bao gồm các chất nhiên liệu, chất màu, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng, các phụ gia trong dược phẩm thực phẩm. Các chất này thường rất độc và có độ bền sinh học khá cao, đặc biệt là các hidrocacbon thơm gây ô nhiễm môi trường mạnh. Ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của con người.

Các hợp chất hữu cơ như: các hợp chất hữu cơ của phenol, các hợp chất bảo vệ thực vật như thuốc trừ sâu DDT, linden (666), endrin, parathion, sevin, bassa,… Các chất tẩy rửa có hoạt tính bề mặt cao là những chất ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Bị nghi ngờ là gây ung thư. Nước bị ô nhiễm có một phần nguồn gốc từ chất thải sinh hoạt của con người và động vật. Do vi khuẩn có hại có trong nước mà không được qua quá trình xử lý. Sẽ quay ngược trở lại tác động lên con người. Nó làm con người mắc các bệnh như tả, ung thư da, thương hàn và bại liệt.

Đầu tiên, phải cung cấp những nguồn nước sinh hoạt an toàn đã qua xử lý và cải thiện hệ thống vệ sinh cho con người. Bên cạnh đó, phải tuyên truyền nâng cao nhận thức của con người, cộng đồng bảo vệ nguồn nước. Đặc biệt là cần phải áp dụng những quy định nghiêm ngặt hơn đối với vấn đề kiểm soát ô nhiễm. Buộc tất cả mọi doanh nghiệp - từ quy mô nhỏ đến lớn - phải đáp ứng được những tiêu chuẩn tối thiểu về nguồn nước thải trong sản suất kinh doanh, tránh ô nhiễm môi trường.

Về các hộ gia đình, nên có những phương pháp xử lý nước đơn giản tại hộ gia đình. Như sử dụng đun sôi nước bằng nhiệt lượng. Máy lọc nước cũng là một giải pháp tiết kiệm và hiệu quả. Đun soi và máy lọc là các giải pháp cho nhu cầu sử dụng hàng ngày để hạn chế bớt chất độc hại bảo vệ sức khỏe cho gia đình mà không phải tốn quá nhiều thời gian, tiền bạc và công sức./.

 

Lý Lan