Vào lúc 14 giờ 31 phút theo giờ Việt Nam, giá dầu Brent Biển Bắc giảm 63 xu Mỹ, hay 0,8%, lên 81,54 USD/thùng, trong khi giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giảm 55 xu Mỹ, hay 0,7% và được giao dịch ở mức 80,24 USD/thùng.
Giá dầu đã giảm xuống trong ba tuần qua do đồng USD mạnh lên và những đồn đoán rằng chính phủ của Tổng thống Mỹ Joe Biden có thể bán dầu từ kho dự trữ chiến lược để bình ổn giá.
Trong bối cảnh giá dầu đang dao động gần mức cao nhất trong bảy năm qua, các công ty năng lượng Mỹ đã tăng số giàn khoan dầu khí thêm 6 giàn lên 556 giàn trong tuần trước, đánh dấu tuần thứ ba gia tăng liên tiếp và đây cũng là con số cao nhất kể từ tháng 4/2020, theo công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes Co. (Mỹ).
Trong khi đó, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) tuần trước đã giảm 330.000 thùng/ngày trong dự báo nhu cầu dầu thế giới quý IV/2021, do giá năng lượng cao đang đe dọa đà phụ hồi kinh tế từ đại dịch COVID-19.
Châu Âu một lần nữa lại trở thành tâm điểm của đại dịch COVID-19, khiến chính phủ nhiều nước cân nhắc việc tái áp đặt các lệnh phong tỏa, trong khi Trung Quốc cũng đang “vật lộn” với sự lây lan của đợt bùng dịch lớn nhất nước này do biến thể Delta.
Tập đoàn Rosneft của Nga, công ty dầu lớn thứ hai thế giới tính theo sản lượng sau Saudi Aramco, mới đây cảnh báo về khả năng xảy ra “siêu chu kỳ” trên thị trường năng lượng toàn cầu, có nghĩa là thị trường chứng kiến sự tăng trưởng nhu cầu mạnh tới nỗi các nhà cung cấp phải vật lộn để đáp ứng đủ, từ đó dẫn tới tình trạng giá cả hàng hóa liên tục tăng trong nhiều năm.
Chiều 15/11, giá dầu châu Á đi xuống
16/11/2021 06:25:38
Giá dầu châu Á giảm trong phiên chiều 15/11 trước những đồn đoán về khả năng nguồn cung gia tăng, trong khi chi phí năng lượng cao hơn và số ca mắc COVID-19 tăng lên cũng phần nào kìm hãm nhu cầu.