Chi phí tăng vọt
Chị Minh An, 35 tuổi, ngụ tại Hà Nội, nhân viên văn phòng lo lắng về chi phí sinh hoạt gia đình gần đây tăng quá cao. Trước đây gia đình chị gồm 2 vợ chồng và 2 con (dưới tuổi) thì tiền chợ chỉ dưới 1 triệu đồng/tuần, nhưng nay đã lên 1,5 triệu đồng/tuần. Trước đây cuối tuần gia đình hay chở nhau đi dạo phố, café quán xá thì nay cũng cắt hẳn do giá xăng cao và hàng quán cũng tăng giá. Gia đình chị chọn cách hạn chế ra ngoài ăn uống và đưa con đi chơi tại các trung tâm thương mại để tránh nóng và tham quan miễn phí. Chị Minh An chia sẻ: “Vợ chồng mình làm công chức và văn phòng, thu nhập cũng trên mức mặt bằng chung mà giờ cũng phải siết chặt chi tiêu. Riêng khoản ăn uống mình ưu tiên tự chế biến ở nhà để tiết kiệm và đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình”.
Đồng cảnh ngộ, anh Đức Huy, sinh viên mới ra trường hiện đang làm việc cho một công ty phần mềm tại TP. Hồ Chí Minh cho biết: “Mình hay ăn sáng ở quán quen gần nhà và tiện đường đi làm. Mà nay vật giá leo thang quá. Một tô bún ăn sáng từ 35.000 đồng nay tăng lên 40.000 – 45.000 đồng. Để tiết kiệm, mình ưu tiên chuẩn bị bữa sáng tại nhà, chi phí tầm 30.000 thôi để còn tiền dành cho những khoản phải chi khác. Tuy nhiên, việc tự nấu ăn hơi phiền với con trai như mình vì tốn thời gian, hôm nào ngủ dậy muộn mình nhịn luôn bữa sáng để kịp giờ đi làm.”
Trong kỳ điều chỉnh vào giữa tháng 7, giá xăng đã giảm hơn 3.000 đồng/lít. Việc giảm giá xăng dầu được người tiêu dùng kỳ vọng sẽ giúp hạ nhiệt giá cả hàng hóa, dịch vụ trên thị trường. Tuy nhiên, thực tế lại không như mong đợi của người tiêu dùng. Chi phí nguyên liệu thô để sản xuất các loại nguyên liệu quan trọng đối với cho bữa ăn hàng ngày đã tăng cao hơn. Tình hình lạm phát và chi phí tiêu dùng thiết yếu tăng vọt không chỉ diễn ra tại Việt Nam mà còn diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới. Abdolreza Abbassian - nhà kinh tế cấp cao tại Tổ chức Nông lương LHQ (FAO), cho biết: "Lạm phát lương thực đã diễn ra ở nhiều nơi. Tình trạng này sẽ không sớm kết thúc."
Món nước tiện lợi, đủ 7 món cho cả tuần ngon miệng
Người Việt Nam thường ưa chuộng ăn các món nước như hủ tiếu, phở, miến… cho bữa sáng. Để làm những món ăn này, chị Minh An thường ninh trước nước dùng và chuẩn bị sẵn các loại “topping” ăn kèm từ tối hôm trước. Sáng hôm sau, chị chỉ cần hâm nóng nước dùng, sắp xếp bày biện tầm 45p là đã có món ngon nóng hổi cho cả nhà. Hôm nào quá bận, chị có bí quyết để cả nhà vẫn có thể ăn sáng ngon miệng, dinh dưỡng ngay tại nhà: “Tôi thường mua bộ Bữa sáng CHIN-SU 7 ngày trữ sẵn ở nhà. Món ăn liền nhưng loại này có cả thịt thật nguyên miếng, lại cả cả rau củ đi kèm nên bữa ăn rất đầy đặn. Hôm nào có thời gian, tôi trụng thêm ít rau, giá ăn lại càng ngon.”
Bộ bữa sáng CHIN-SU có 7 món như: phở bò với bắp bò và gân nguyên miếng; phở gà có thịt gà và khô gà nguyên miếng; bánh đa cua có chả cua, riêu cua đồng và cà chua; hủ tiếu thập cẩm với thịt nguyên miếng, trứng cút và mọc thịt; hủ tiếu bò kho với bắp bò, gân bò và cà chua; miến gà hầm măng với thịt gà, khô gà và măng khô, miến sườn với sườn sụn, mọc thịt và nấm hương ngon mắt và đảm bảo dinh dưỡng.
Với bữa ăn tiện lợi này, chỉ cần 5-10 phút chuẩn bị là đã có món ngon cho cả gia đình. Xoay vòng 7 món, ai cũng có thể chuẩn bị những bữa sáng ngon miệng, đầy đủ dinh dưỡng mà không lo tốn nhiều công sức.
Chị Như Ngọc (TP. HCM) bắt đầu mua bộ 7 món ăn sáng CHIN-SU từ đợt giãn cách năm trước, chị cho biết: “Trước có ăn rồi, hủ tiếu nam vang CHIN-SU có 2 trứng cút giờ còn thêm cả viên mọc tôm thịt thấy đầy đặn hơn mà vị cũng chuẩn nữa. Giá cả phải chăng, là bữa ăn ngon với chi phí hợp lý cho gia đình, nhất là trong giai đoạn “bão giá” này.”