Nguồn nước ô nhiễm chất hữu cơ và cách xử lý

Nguồn nước hiện nay đang ngày càng bị ô nhiễm. Trong đó, các hợp chất hữu cơ có trong nước là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm nguồn nước.

ngay-nuoc-tg-e5456224342648d5b527e002f39b90ab-d01e64cf06bd4796b88b98716c4879d9-1648870430.png
Ảnh minh họa

Vậy, thực chất các hợp chất hữu này là gì? Nó có ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe? Có các biện pháp gì có thể khắc phục những ảnh hưởng của nó. Hợp chất là 1 chất được cấu tạo bởi từ 2 nguyên tố khác loại trở lên, với tỷ lệ thành phần cố định và trật tự nhất định. Hợp chất trong hóa học được phân làm hai loại chủ yếu: hợp chất vô cơ và hợp chất hữu cơ.

Trong đó, các hợp chất hữu cơ (organic compound) là một lớp lớn các hợp chất hoá học. Mà các phân tử của chúng có chứa cacbon. Tuy nhiên ngoại trừ các cacbua, cacbonat, cacbon ôxít (mônôxít và điôxít) và xyanua… Nguồn gốc của các hợp chất hữu này có thể có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc do các phản ứng nhân tạo. Thế nhưng, phần lớn các hợp chất tinh khiết sẽ được sản xuất nhân tạo. Tuy nhiên, thuật ngữ “hữu cơ” cũng được sử dụng để miêu tả các sản phẩm được sản xuất mà không có các hóa chất nhân tạo

Sự nghiên cứu về các hợp chất hữu cơ gọi là hóa hữu cơ. Có rất nhiều hợp chất trong số các hợp chất hữu cơ. Chẳng hạn như prôtêin, chất béo, và cacbohydrat (đường),… Đây đều là những chất có tầm quan trọng trong hóa sinh học.

Chất hữu cơ có trong các hóa chất, thuốc trừ sâu được sử dụng trong nông nghiệp. Ở các làng nghề nhỏ lẻ và các hộ gia đình nuôi trồng nông nghiệp, gia súc gia cầm theo các cách cũ. Ở đấy, phân bón hóa học và thuốc trừ sâu vẫn bị sử dụng tràn lan và thiếu kiểm soát. Theo đó, nó có thể thấm vào đất, vào nước. Đồng thời, chất thải nông nghiệp cũng tiếp tục xả thẳng trực tiếp ra ao hồ, sông suối. Gây ô nhiễm nguồn nước một cách nghiêm trọng.

Hiện nay, công nghiệp hóa - hiện đại hoác đang ngày càng phát triển mạnh mẽ. Thế nhưng sự phát triển này lại không hề đi kèm với các chính sách bảo vệ môi trường. Các xí nghiệp, nhà máy sản xuất đang xả hàng tấn chất thải, hóa chất công nghiệp ra môi trường mỗi ngày. Tuy nhiên, các loại hợp chất này lại chưa qua phương thức xử lý nào. Gây ô nhiễm môi trường ngày càng nặng nề.

Mức độ đô thị hóa càng cao, mức sống người dân nâng cao thì chất thải sinh hoạt lại càng gia tăng. Đặc biệt là nước thải sinh hoạt xuất phát từ chính các hộ gia đình. Và từ các cơ quan làm việc, trường học, bệnh viện, nhà hàng, bệnh viện,…

Các hóa chất có trong nước bị ô nhiễm sau khi tương tác với oxy. Sẽ tạo ra một hợp chất có tên là Nitrit. Nitrit nếu được đưa vào cơ thể sẽ dẫn đến hiện tượng thiếu oxy trong máu. Đặc biệt, với hệ miễn dịch của trẻ em dưới 6 tháng tuổi còn non yếu có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Không những vậy, nitrit khi kết hợp với các axit amin bên trong cơ thể chúng ta sẽ hình thành chất gây ung thư (nitrosamine). Đây là nguyên nhân gây nhiễm độc, ung thư gan, đột biến gen, bệnh về phổi và các bệnh về da liễu,…

Để bảo vệ môi trường, điều đầu tiên là chúng ta cần nâng cao nhận thức của người dân về tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay. Đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước. Khuyễn khích mọi người tham gia vào ra các chương trình vì môi trường. Các buổi chia sẻ thông tin hữu ích về cách xử lý nước thải ra bên ngoài giúp tuyên truyền nhận thức bảo vệ nguồn nước.

Đồng thời, tăng cường công tác quản lý. Và xử phạt thật nặng các đơn vị doanh nghiệp vi phạm quy định về xử lý chất thải công nghiệp.

Để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình, các chuyên gia Y Tế và an toàn thực phẩm khuyến cáo người dân nên sử dụng máy lọc nước đạt tiêu chuẩn. Giúp lọc sạch nguồn nước trước khi trực tiếp sử dụng chế biến nấu nướng hàng ngày. Hãy sử dụng một thiết bị lọc nước thông minh để luôn được bảo vệ một cách an toàn nhất khỏi nguồn nước bị ô nhiễm. Bảo vệ nguồn nước là bảo vệ nguồn sống của chúng ta

Nguồn nước ngày nay đang ngày càng bị ô nhiễm chất hữu cơ nặng nề do các chất xả thải, rác thải, nước thải từ công nghiệp chế biến, sản xuất,… Chính vì thế cần thực hiện nay các biện pháp bảo vệ môi trường cũng như bảo vệ chính bản thân chúng ta.

Nguyễn Đỗ (t/h)

Link nội dung: https://doanhnghiepkinhtexanh.vn/nguon-nuoc-o-nhiem-chat-huu-co-va-cach-xu-ly-a5136.html