Bảo vệ mắt khi trang điểm thế nào?

Khi trang điểm đôi mắt, việc sử dụng nhiều mỹ phẩm có thể tạo áp lực lên khu vực mắt, gây cảm giác đau mắt hoặc khó chịu.

mat-1696892383.jpg
Sử dụng các loại mỹ phẩm kém chất lượng lên mắt có thể gây sưng, ngứa - Ảnh minh họa.

Các tình trạng đau mắt do trang điểm thường phát sinh khi kỹ thuật trang điểm không đúng, sử dụng quá nhiều sản phẩm mỹ phẩm, đặc biệt là các sản phẩm kém chất lượng, dưới đây là một số tình huống phổ biến.

Viêm bờ mi: Thường xảy ra khi sử dụng sản phẩm mắt kém chất lượng, không tuân thủ quy tắc vệ sinh, hoặc sử dụng chung mỹ phẩm với người khác. Viêm bờ mi gây sưng, mẩn đỏ, chảy mủ ở bờ mi và nếu không được xử lý đúng cách, có thể để lại sẹo hoặc gây lệch lông mi.

Da khô quanh mắt: Lớp phấn trang điểm mắt có thể làm da vùng quanh mắt trở nên khô, ngứa, và ảnh hưởng đến mắt. Da khô quanh mắt có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu và dễ tự ý gãi, sờ, hoặc dụi vào mắt, dẫn đến tổn thương da.

Viêm kết mạc: Trang điểm không cẩn thận có thể làm các sản phẩm rơi vào mắt hoặc chạm vào mi mắt, gây đỏ, chảy nước mắt, hoặc viêm kết mạc. Tình trạng này thường đi kèm với đỏ, sưng, ngứa, và cảm giác kích ứng trong mắt.

Dị ứng mắt: Một số người, đặc biệt là những người có cơ địa dị ứng, có thể phản ứng với các thành phần trong sản phẩm trang điểm mắt như mascara, phấn mắt, hoặc bút kẻ viền mắt. Dị ứng mắt có thể gây ngứa, sưng, đỏ, chảy nước mắt, tổn thương da, và khô mắt.

Khi trang điểm mắt, việc sử dụng quá nhiều sản phẩm có thể gây ra tình trạng đau mắt. Các triệu chứng thường gặp bao gồm cảm giác cộm, chảy nước mắt, mờ mắt, đau, ngứa mi mắt đỏ, sưng, và nhiều chất nhờn tiết ra ở mi mắt. Để hạn chế tình trạng này, việc duy trì vệ sinh mắt là rất quan trọng.

Trong quá trình thực hiện trang điểm, đôi mắt thường được chú trọng và được trang điểm kỹ lưỡng. Tuy nhiên, cũng cần phải lưu ý rằng mắt là một phần dễ bị tổn thương do mỹ phẩm nếu ta không sử dụng chúng một cách cẩn thận. Vì vậy, việc duy trì vệ sinh cho mắt là ưu tiên hàng đầu để tránh các tình trạng không mong muốn, chẳng hạn như viêm bờ mi và đau mắt.

Để đảm bảo rằng mắt được bảo vệ và duy trì trong trạng thái tốt nhất, cần phải tuân theo một số nguyên tắc quan trọng như sau:

Sử dụng kem dưỡng mắt đặc biệt trước khi thực hiện trang điểm và để kem dưỡng thẩm thấu vào trong da mắt trong khoảng 5-10 phút.

Lựa chọn kỹ các sản phẩm trang điểm như phấn mắt, chì kẻ mắt và mascara, đảm bảo chúng có nguồn gốc rõ ràng và chất lượng tốt. Hãy ưu tiên chọn chì kẻ mắt mềm mại và dễ dàng tẩy trang, cùng với mascara không tạo vón cục.

Tránh sử dụng quá nhiều lớp mỹ phẩm lên mắt, điều này có thể gây ra tình trạng không thoải mái và gây tổn thương.

Ngay sau khi hoàn thành việc trang điểm, hãy thực hiện vệ sinh cho mắt một cách cẩn thận và nhẹ nhàng massage vùng bờ mi. Sử dụng sản phẩm tẩy tế bào chết được thiết kế riêng cho mắt hàng tuần để loại bỏ gàu và ngăn vi khuẩn phát triển trên da mí mắt.

Đối với tình trạng mắt khô do viêm bờ mi, có thể sử dụng nước mắt nhân tạo để giúp giảm triệu chứng như nóng rát, chảy nước mắt và sự nhạy cảm với ánh sáng.

Điều này sẽ giúp duy trì sức kháng cho mắt và tránh xa tình trạng đau mắt không mong muốn sau quá trình trang điểm.

Khi gặp tình trạng đau mắt do trang điểm hoặc viêm bờ mi và các biện pháp tự chăm sóc tại nhà không đem lại hiệu quả, cần tới gặp bác sĩ để được hướng dẫn về việc sử dụng các loại thuốc có thể là một lựa chọn sáng suốt. Dưới đây là một số loại thuốc phổ biến thường được sử dụng trong điều trị các vấn đề mắt do mỹ phẩm.

Thuốc mỡ kháng sinh: Được biết đến với các tên gọi như bacitracin và erythromycin, các loại thuốc mỡ kháng sinh này có khả năng tiêu diệt vi khuẩn và giảm triệu chứng viêm bờ mi. Thường thì việc bôi thuốc trực tiếp lên mi mắt trước khi đi ngủ được thực hiện mỗi ngày trong khoảng 2 tuần. Trong thời gian này, việc tiếp tục thực hiện các biện pháp vệ sinh và chăm sóc mắt là rất quan trọng.

Dung dịch nhỏ mắt azithromycin 1%: Loại thuốc này thường được chỉ định cho trường hợp viêm bờ mi dưới. Cần nhỏ một giọt vào mỗi mắt, hai lần mỗi ngày, và điều trị trong khoảng từ 10 đến 14 ngày.

Thuốc kháng viêm: Các loại thuốc kháng viêm nhẹ như rimexolone, loteprednol etabonate và fluorometholone có thể được sử dụng để giảm viêm và triệu chứng đau mắt. Tuy nhiên, cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ nhãn khoa khi sử dụng các loại thuốc này. Tránh sử dụng quá 2 tuần để tránh các tác dụng phụ như làm đục thủy tinh thể hoặc tăng áp lực trong mắt. Sau khi kết thúc điều trị, cần đến gặp bác sĩ để kiểm tra lại tình trạng áp lực mắt và thủy tinh thể.

Cyclosporine: Loại thuốc nhỏ mắt này có hàm lượng 0,05% và chỉ được sử dụng theo đơn của bác sĩ. Cyclosporine có tác dụng giảm viêm và ngăn chặn phản ứng miễn dịch tự nhiên của cơ thể.

Trong trường hợp sau khi sử dụng các biện pháp nêu trên theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, tình trạng đau mắt không đỡ, cần đến bệnh viện để khám và có thể phải điều trị bằng các biện pháp phối hợp khác.

Diễm Quỳnh

Link nội dung: https://doanhnghiepkinhtexanh.vn/bao-ve-mat-khi-trang-diem-the-nao-a19229.html