Bộ Tài chính triển khai thanh, kiểm tra về thuế kinh doanh thương mại điện tử

Bộ Tài chính cho biết, cơ quan này sẽ triển khai kế hoạch thanh tra, kiểm tra đối với các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh thương mại điện tử...trong tháng 5/2022

Thông cáo phát đi ngày 16/5 của Bộ Tài chính về tình hình thực hiện chương trình công tác tháng 4/2022 và triển khai chương trình công tác tháng 5 cho biết, Bộ Tài chính sẽ tổ chức triển khai dự án “Xây dựng và triển khai hệ thống ứng dụng phân tích dữ liệu và quản lý rủi ro”; chủ động triển khai áp dụng trí tuệ nhân tạo trong quản lý hóa đơn điện tử, quản lý thuế; nghiên cứu áp dụng các giải pháp phân tích dữ liệu lớn, trí tuệ thông minh và máy học để phục vụ quản lý rủi ro phát hiện vi phạm, gian lận về sử dụng hóa đơn.

Ngành thuế chủ động triển khai áp dụng AI trong quản lý hóa đơn điện tử, quản lý thuế; nghiên cứu áp dụng các giải pháp phân tích dữ liệu lớn, trí tuệ thông minh và máy học để phục vụ quản lý rủi ro phát hiện vi phạm, gian lận về sử dụng hoá đơn.

Đối với lĩnh vực chuyển nhượng bất động sản, trong tháng 5 Bộ Tài chính tiếp tục chỉ đạo tập trung thực hiện kiểm tra hồ sơ khai thuế của các doanh nghiệp, cá nhân có hoạt động kinh doanh bất động sản gửi đến cơ quan thuế, trên cơ sở đó xác định các trường hợp có rủi ro cao về thuế để thực hiện việc thanh tra, kiểm tra nhất là đối với các doanh nghiệp thực hiện dự án bất động sản đã mở bán nhưng không công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, các hồ sơ người nộp thuế khai bổ sung nhưng không thay đổi giá chuyển nhượng.

Đồng thời ngành thuế đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn, tập huấn các chính sách thuế kịp thời, định kỳ tổ chức các hội nghị đối thoại với người nộp thuế để người nộp thuế hiểu, tự giác thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước trong hoạt động kinh doanh bất động sản...

ecommerce-web-design-1652788750.jpg
Ảnh minh họa.

Ở lĩnh vực chuyển nhượng bất động sản, trong tháng 5 này, Bộ Tài chính tiếp tục chỉ đạo tập trung thực hiện kiểm tra hồ sơ khai thuế của các doanh nghiệp, cá nhân có hoạt động kinh doanh bất động sản gửi đến cơ quan thuế, trên cơ sở đó xác định các trường hợp có rủi ro cao về thuế để thực hiện việc thanh tra, kiểm tra nhất là đối với các doanh nghiệp thực hiện dự án bất động sản đã mở bán nhưng không công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, các hồ sơ người nộp thuế khai bổ sung nhưng không thay đổi giá chuyển nhượng.

Cũng theo báo cáo của Bộ Tài chính, tổng thu NSNN tháng 4 ước đạt 160,2 nghìn tỷ đồng, tăng 3,2 nghìn tỷ đồng so với số thu tháng trước, trong đó, thu nội địa ước đạt 129,5 nghìn tỷ đồng, tăng khoảng 9 nghìn tỷ đồng so với tháng trước, do một số khoản thu phát sinh trong quý I được kê khai nộp ngân sách vào đầu quý II theo chế độ quy định. Thu từ dầu thô: Ước đạt 6,6 nghìn tỷ đồng, giảm khoảng 1,3 nghìn tỷ đồng so với tháng trước. Giá dầu thanh toán bình quân của Việt Nam trong tháng khoảng 122,7 USD/thùng, tăng 62,7 USD/thùng so với giá dự toán; sản lượng dầu trong tháng ước đạt 0,7 triệu tấn.

Thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu: Ước đạt 24,1 nghìn tỷ đồng giảm khoảng 4,4 nghìn tỷ đồng so với tháng trước, trên cơ sở tổng số thu thuế đạt 35,8 nghìn tỷ đồng, giảm khoảng 3,7 nghìn tỷ đồng so tháng trước; hoàn thuế giá trị gia tăng theo chế độ trong tháng khoảng 11,7 nghìn tỷ đồng.

Lũy kế 4 tháng thu NSNN ước đạt 645,3 nghìn tỷ đồng, bằng 45,7% dự toán, tăng 13,3% so cùng kỳ năm 2021 (ngân sách trung ương ước đạt 46,4% dự toán; ngân sách địa phương ước đạt 45% dự toán). Trong đó: Tổng chi cân đối NSNN tháng 4 ước đạt 132,8 nghìn tỷ đồng. Luỹ kế chi 4 tháng đạt 470,2 nghìn tỷ đồng, bằng 26,3% dự toán, tăng 2,4% so với cùng kỳ năm 2021, trong đó: chi đầu tư phát triển ước đạt 95,7 nghìn tỷ đồng, bằng 18,48% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao; chi trả nợ lãi ước đạt 33,8 nghìn tỷ đồng, bằng 32,6% dự toán (cùng kỳ năm 2021 là 35,3%); chi thường xuyên ước đạt 340,2 nghìn tỷ đồng, bằng 30,6% dự toán (cùng kỳ năm 2021 là 32,6%).

Anh Vân (t/h)